Trâu, bò chết hàng loạt, nông dân ngậm ngùi bán tháo!

(Baohatinh.vn) - Những ngày gần đây, nông dân thôn Đông Hoa, xã Kỳ Hoa (Kỳ Anh) hết sức hoang mang, lo lắng khi hàng loạt “đầu cơ nghiệp” bỗng dưng mắc bệnh rồi chết, thiệt hại ước tính hàng trăm triệu đồng.

Trâu, bò chết hàng loạt, nông dân ngậm ngùi bán tháo! ảnh 1

Chuồng nhà chị N.T.H giờ trống không vì 7 con trâu đã mắc bệnh chết.

Tiếp xúc với chúng tôi, bà N.T.H cho biết: “Gia đình nuôi 8 con trâu, giờ mất 7 con, chỉ còn mỗi con nghé. Hôm đầu tiên thấy một con bỏ ăn, thở dốc, bụng phình lên, rồi sùi bọt mép, tôi hoảng quá chạy gọi thú y, tiêm thuốc nhưng vẫn không thể cứu nổi. Những ngày tiếp theo, các con khác cũng bị triệu chứng tương tự rồi chết. Hàng trăm triệu chứ có ít mô, xót đứt ruột nhưng chỉ biết khóc!”.

Điều đáng nói là trong lúc các hộ nuôi “khóc than” tìm mọi cách cứu trâu, thì các lái buôn đã chờ sẵn để ép giá mua trâu bệnh. “Biết rõ bán trâu bệnh là tiếp tay cho họ bán thực phẩm không an toàn, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh nhưng nông dân tụi tui nghèo, nếu không bán, đem chôn thì mất trắng” – bà H. ngậm ngùi cho biết thêm.

Trâu, bò chết hàng loạt, nông dân ngậm ngùi bán tháo! ảnh 2

Trả lời chúng tôi, một cán bộ thú y xã Kỳ Hoa cho biết: Số trâu, bò bị chết tại thôn Đông Hoa trong thời gian gần đây đều có chung triệu chứng bỏ ăn, thở dốc mạnh, phình bụng, sùi bọt mép..., là những dấu của bệnh tụ huyết trùng ghép. Bệnh xuất hiện khi có một con trâu bị chết trong khe, người dân mang về mổ bán thịt với giá rẻ. Nước bẩn giết mổ trâu bệnh lại đổ ngay khu vực người dân trong thôn thường chăn thả trâu, bò. Gia súc ở đây thường chăn thả trong khe suối theo bầy đàn, cộng thêm việc tiêm phòng chưa được thực hiện đầy đủ dẫn đến dịch bệnh lan nhanh.

Theo thông tin mà chúng tôi nắm được, đợt dịch vừa rồi khiến trên 20 con trâu, bò trong thôn mắc bệnh, trong đó có 6 con chết tại chỗ, số còn lại khi thấy triệu chứng là người dân bán tháo cho lái buôn. Do tâm lý người dân muốn giấu bệnh trâu, bò để bán, mặt khác, địa hình miền núi nên việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn; cộng với thói quen chăn thả gia súc theo kiểu tự nhiên như hiện nay, khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh và mất VSATTP rất lớn.

Mong rằng, các cấp chính quyền địa phương và ngành thú y sớm vào cuộc làm rõ nguyên nhân dịch bệnh để có biện pháp khống chế kịp thời.

Đọc thêm

15 cầu tràn ở Hương Sơn bị ngập cục bộ

15 cầu tràn ở Hương Sơn bị ngập cục bộ

Tính đến trưa 18/9, trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 15 cầu tràn bị ngập nước. Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, các địa phương đã lắp đặt sào chắn, cắm biển cảnh báo.
Người dân các địa bàn phía Nam Hà Tĩnh nhanh tay ứng phó với mưa bão

Người dân các địa bàn phía Nam Hà Tĩnh nhanh tay ứng phó với mưa bão

Huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh được dự báo là các địa bàn nằm trong vùng ảnh hưởng của áp thấp có thể mạnh lên thành bão tại Hà Tĩnh. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, địa phương đã kêu gọi toàn bộ tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn; người trồng đào, mai cũng gấp rút triển khai bảo vệ cây trồng.
 Dưa lưới VietGAP Thạch Lạc vào vụ thu hoạch

Dưa lưới VietGAP Thạch Lạc vào vụ thu hoạch

Sau 2 tháng gieo trồng, đến nay, hơn 3.000 m2 diện tích sản xuất dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP của HT Farm xã Thạch Lạc (Thạch Hà, Hà Tĩnh) chính thức cho thu hoạch vụ thứ 2.
Trồng nấm bằng công nghệ làm mát

Trồng nấm bằng công nghệ làm mát

Sử dụng hệ thống làm mát, anh Kiều Ngọc Bính ở thôn Yên Nam, xã Xuân Yên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) trồng hàng vạn nấm sò, bước đầu thành công mang lại hiệu quả kinh tế.