Tết về ngang ngõ...

(Baohatinh.vn) - Giữa Chạp, nghe trong gió ấm đã gọi về xôn xao hương vị tết. Trên khắp nẻo quê hương Hà Tĩnh, người người đều đã thấy tết về giữa tâm tư, để trong những bận rộn, lo toan vẫn dành những khoảng thời gian trang trọng để sửa soạn đón tết theo cách riêng của mình…

Tết về ngang ngõ...

Tết về ngang ngõ... Ảnh Đức Anh Nguyễn

Có bao nhiêu hương vị tết thì gần như cũng có chừng ấy cách đón tết. Những ngày này, đi giữa phố phường đầy sắc hương, tôi lại nhớ những con ngõ quê lặng lẽ. Lặng lẽ thế thôi nhưng phía sau ấy là bao nhiều rộn rã. Với người quê, tết vẫn là một dịp lễ rất thiêng liêng. Bởi thế nên, trong bao nhiêu thứ tiêu pha, người ta thường nói để dành tết hoặc chuẩn bị cho tết.

Với người nông dân, tết là dịp để nghỉ ngơi, thưởng thức thành quả của một năm lam lũ, nhọc nhằn. Thế nên, khi gây một đàn gà mới, người ta đã lưu tâm gây bao nhiêu con gà trống, gây trước bao nhiêu tháng để kịp đón tết. Những con gà đẹp nhất sẽ được chăm sóc cẩn thận để dâng cúng tổ tiên.

Bởi thế nên khi làm đất trồng rau, người ta thường dành ra khoảnh đất đẹp và trồng lên đó loại rau ngon nhất để đón tết. Hay khi trồng lúa, người ta cùng dành riêng một thửa ruộng, gieo lên đó giống nếp thơm ngon để đến có xôi, có cốm, có bánh chưng… Dẫu họ không diễn đạt bằng lời nhưng trong mỗi suy nghĩ, việc làm của họ đều tha thiết một tình cảm đặc biệt với tết cổ truyền.

Tết về ngang ngõ...

Mùa xuân và tết về trong những chăm bón, vun trồng...

Bởi thế nên, những ngày này, ngang qua ngõ quê nào đó, ta đã thấy vị tết xôn xao. Ấy là mùi hương trầm ấm áp, là hương cốm dậy thơm, là tiếng chẻ lạt giang chuẩn bị gói bánh, là tiếng gọi gà thân thuộc, là tiếng người í ới nhau lên rừng cắt lá dong về gói bánh… Tất cả những điều đó hầu như năm nào cũng diễn ra, vậy nhưng, mỗi dịp tết đến, ta lại thấy thật tươi mới.

Bà Lưu Thị Bình, ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà) bộc bạch: “Trang trại gia đình trồng nhiều loại cây ăn quả và tôi thường để dành mỗi loại vài gốc để dâng cúng tổ tiên, dành tặng người thân, bạn bè nhân dịp tết”.

Tết cũng là dịp đặc biệt đối với những người nông dân chuyên sản xuất hàng hóa. Không chỉ là thời điểm “hái tiền” mà đó còn là thời điểm họ bán ra những sản phẩm tốt nhất, đẹp nhất. Trên những vườn cam trong thung sâu núi đồi, người dân đã bắt đầu cắt tỉa cam để bán. Tuy nhiên, những cây cam đẹp nhất, những quả cam đẹp nhất họ vẫn để dành cho dịp tết.

Tết về ngang ngõ...

Bà Bùi Thị Bình (thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà) nâng niu từng quả bưởi dành riêng để dâng cúng tổ tiên trong ngày tết cổ truyền của dân tộc.

Chị Nguyễn Thị Khai ở thôn Kim Lĩnh, xã Kim Hoa (Hương Sơn) cho biết: “Trồng cam nhiều năm, chúng tôi tự mặc định, cam bù là cam tết. Bây giờ, diện tích cam tăng lên rất nhiều, nếu chỉ đợi tết thì khó tiêu thụ hết, thế nên, trước tết cả tháng, chúng tôi đã bắt đầu bán. Tuy nhiên, tâm lý “cam tết” vẫn ăn sâu vào suy nghĩ, chúng tôi vẫn dành những gốc cam đẹp nhất, ngon nhất, đợi áp tết mới bán. Chỉ nghĩ đến việc cam nhà mình được người mua nâng niu bày trên ban thờ ngày tết là có động lực chăm bón rồi”.

Tết, với người trồng đào lại càng trở nên đặc biệt. Phía sau những con ngõ sâu hun hút ở làng đào Xuân Sơn (xã Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà), tết đã về trên những thân cành khô cong mà dạt dào nhựa chảy. Những nụ hoa nở bói, những búp nụ tròn căng như nói với người nông dân về một mùa tết ấm áp sắp đến.

Chị Nguyễn Thị Xuân chủ vườn đào Dung Xuân (thôn Xuân Sơn) cho biết: “Năm nay, kinh tế khó khăn nhưng tôi tin người ta vẫn dành ra một khoản tiền để chơi hoa. Những gốc, cành đào phai trên dưới 1 triệu đồng chắc chắn sẽ khiến tết vừa đấm ấm, vui tươi mà vừa tiết kiệm. Đào nhà tôi năm nay vừa đủ đẹp để bán tết. Mấy hôm nay, người đến hỏi mua khá nhiều nhưng tôi chưa bán, đợi mấy hôm nữa, hoa bung nụ đẹp bán cho người ta mình cũng yên tâm hơn”.

Tết về ngang ngõ...

Anh Phạm Song Hào đưa những cảm xúc mới về mùa xuân vào tranh tết.

Khi mùa xuân trở về biếc xanh trên cành lá, tâm hồn người nghệ sỹ cũng bắt đầu xôn xao những xúc cảm để sáng tác. Bao nhiêu chắt chiu từ những thu nhận, trải nghiệm của một năm dài chỉ chờ một màu trời, một tiếng chim “xúc tác” để tuôn trào. Người viết văn, người làm thơ, người vẽ tranh, người viết nhạc… mỗi một loại hình lại đem đến những giá trị nghệ thuật khác nhau, đem đến một không khí tết khác nhau.

Anh Phạm Song Hào - chủ phòng tranh Song Long Hào cho biết: “Năm nào tôi cũng làm tranh tết nhưng không phải lúc nào cũng đủ xúc cảm để vẽ. Để có những cảm xúc mới mẻ, tôi cũng phải chờ đợi không khí tết về giữa nhà mình mới có thể vẽ được. Hơn nữa, tôi cũng phải chờ tâm lý “sắm tết” của mọi người nữa, bởi rất nhiều bức tranh tôi vẽ theo đơn đặt hàng, mà khách thì cũng đợi tết về trong lòng mới đến đặt tranh”.

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận ra hương vị tết. Với nhiều người, tết chỉ thực sự đến khi từ đầu ngõ, bóng dáng những đứa con đi xa đã về. Một năm nén buộc bao nhiêu lo lắng, chỉ chờ khoảnh khắc ấy để thở phào nhẹ nhõm, để rổn rảng, thảnh thơi sửa soạn đón tết trong ấm áp sum vầy.

Bà Nguyễn Kim Anh ở tổ dân phố Trung Đình, phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Con tôi đều làm việc ở miền Nam, tết đến chỉ mong ngóng con cháu trở về. Năm nay, tình hình dịch bệnh phức tạp, ngỡ rằng không có cơ hội sum vầy nhưng thật may, cuối cùng con cháu tôi cũng đã sắp xếp được. Đứa về trước, đứa về sau nhưng như thế nghĩa là tết đã về trong nhà mình rồi”.

Sáng nay, bước chân ra ngõ, cây đào phai đã bung cánh đầy xao xuyến. Dẫu đang tất bật với bao nhiêu bận rộn, tôi cũng phải dừng lại đôi nhịp để ngắm nghía, để cảm nhận sự chậm rãi của thời gian. Để thấy, tết đã về ngang ngõ…

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
Trái tim người lính mang nặng ân tình

Trái tim người lính mang nặng ân tình

“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
 Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Từ những điệu ví, câu hò của ông cha xưa, ngày nay, dân ca ví, giặm được tiếp biến trong nhiều loại hình nghệ thuật, tạo sức sống bền lâu trong đời sống của người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước.
Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Cùng với cả nước, suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tốt tinh thần, hào khí Cách mạng tháng Tám năm 1945 để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững mạnh.
Dưới trời thu xanh thắm...

Dưới trời thu xanh thắm...

Tháng Tám về gọi dậy cả miền ký ức hào hùng của lịch sử, đặc biệt là không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 trong lòng mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Mỗi độ tháng Tám về, lòng người Hà Tĩnh thường nghĩ đến những ngày đầu làm cách mạng của cha ông. Trong dòng hồi tưởng ấy, chúng tôi có dịp về thăm một số vùng quê cách mạng nổi tiếng năm xưa.
Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Việc được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh sẽ là cơ sở để các địa phương sở hữu di tích trên địa bàn Hà Tĩnh tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.