Tết về ngang ngõ...

(Baohatinh.vn) - Giữa Chạp, nghe trong gió ấm đã gọi về xôn xao hương vị tết. Trên khắp nẻo quê hương Hà Tĩnh, người người đều đã thấy tết về giữa tâm tư, để trong những bận rộn, lo toan vẫn dành những khoảng thời gian trang trọng để sửa soạn đón tết theo cách riêng của mình…

Tết về ngang ngõ...

Tết về ngang ngõ... Ảnh Đức Anh Nguyễn

Có bao nhiêu hương vị tết thì gần như cũng có chừng ấy cách đón tết. Những ngày này, đi giữa phố phường đầy sắc hương, tôi lại nhớ những con ngõ quê lặng lẽ. Lặng lẽ thế thôi nhưng phía sau ấy là bao nhiều rộn rã. Với người quê, tết vẫn là một dịp lễ rất thiêng liêng. Bởi thế nên, trong bao nhiêu thứ tiêu pha, người ta thường nói để dành tết hoặc chuẩn bị cho tết.

Với người nông dân, tết là dịp để nghỉ ngơi, thưởng thức thành quả của một năm lam lũ, nhọc nhằn. Thế nên, khi gây một đàn gà mới, người ta đã lưu tâm gây bao nhiêu con gà trống, gây trước bao nhiêu tháng để kịp đón tết. Những con gà đẹp nhất sẽ được chăm sóc cẩn thận để dâng cúng tổ tiên.

Bởi thế nên khi làm đất trồng rau, người ta thường dành ra khoảnh đất đẹp và trồng lên đó loại rau ngon nhất để đón tết. Hay khi trồng lúa, người ta cùng dành riêng một thửa ruộng, gieo lên đó giống nếp thơm ngon để đến có xôi, có cốm, có bánh chưng… Dẫu họ không diễn đạt bằng lời nhưng trong mỗi suy nghĩ, việc làm của họ đều tha thiết một tình cảm đặc biệt với tết cổ truyền.

Tết về ngang ngõ...

Mùa xuân và tết về trong những chăm bón, vun trồng...

Bởi thế nên, những ngày này, ngang qua ngõ quê nào đó, ta đã thấy vị tết xôn xao. Ấy là mùi hương trầm ấm áp, là hương cốm dậy thơm, là tiếng chẻ lạt giang chuẩn bị gói bánh, là tiếng gọi gà thân thuộc, là tiếng người í ới nhau lên rừng cắt lá dong về gói bánh… Tất cả những điều đó hầu như năm nào cũng diễn ra, vậy nhưng, mỗi dịp tết đến, ta lại thấy thật tươi mới.

Bà Lưu Thị Bình, ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà) bộc bạch: “Trang trại gia đình trồng nhiều loại cây ăn quả và tôi thường để dành mỗi loại vài gốc để dâng cúng tổ tiên, dành tặng người thân, bạn bè nhân dịp tết”.

Tết cũng là dịp đặc biệt đối với những người nông dân chuyên sản xuất hàng hóa. Không chỉ là thời điểm “hái tiền” mà đó còn là thời điểm họ bán ra những sản phẩm tốt nhất, đẹp nhất. Trên những vườn cam trong thung sâu núi đồi, người dân đã bắt đầu cắt tỉa cam để bán. Tuy nhiên, những cây cam đẹp nhất, những quả cam đẹp nhất họ vẫn để dành cho dịp tết.

Tết về ngang ngõ...

Bà Bùi Thị Bình (thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà) nâng niu từng quả bưởi dành riêng để dâng cúng tổ tiên trong ngày tết cổ truyền của dân tộc.

Chị Nguyễn Thị Khai ở thôn Kim Lĩnh, xã Kim Hoa (Hương Sơn) cho biết: “Trồng cam nhiều năm, chúng tôi tự mặc định, cam bù là cam tết. Bây giờ, diện tích cam tăng lên rất nhiều, nếu chỉ đợi tết thì khó tiêu thụ hết, thế nên, trước tết cả tháng, chúng tôi đã bắt đầu bán. Tuy nhiên, tâm lý “cam tết” vẫn ăn sâu vào suy nghĩ, chúng tôi vẫn dành những gốc cam đẹp nhất, ngon nhất, đợi áp tết mới bán. Chỉ nghĩ đến việc cam nhà mình được người mua nâng niu bày trên ban thờ ngày tết là có động lực chăm bón rồi”.

Tết, với người trồng đào lại càng trở nên đặc biệt. Phía sau những con ngõ sâu hun hút ở làng đào Xuân Sơn (xã Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà), tết đã về trên những thân cành khô cong mà dạt dào nhựa chảy. Những nụ hoa nở bói, những búp nụ tròn căng như nói với người nông dân về một mùa tết ấm áp sắp đến.

Chị Nguyễn Thị Xuân chủ vườn đào Dung Xuân (thôn Xuân Sơn) cho biết: “Năm nay, kinh tế khó khăn nhưng tôi tin người ta vẫn dành ra một khoản tiền để chơi hoa. Những gốc, cành đào phai trên dưới 1 triệu đồng chắc chắn sẽ khiến tết vừa đấm ấm, vui tươi mà vừa tiết kiệm. Đào nhà tôi năm nay vừa đủ đẹp để bán tết. Mấy hôm nay, người đến hỏi mua khá nhiều nhưng tôi chưa bán, đợi mấy hôm nữa, hoa bung nụ đẹp bán cho người ta mình cũng yên tâm hơn”.

Tết về ngang ngõ...

Anh Phạm Song Hào đưa những cảm xúc mới về mùa xuân vào tranh tết.

Khi mùa xuân trở về biếc xanh trên cành lá, tâm hồn người nghệ sỹ cũng bắt đầu xôn xao những xúc cảm để sáng tác. Bao nhiêu chắt chiu từ những thu nhận, trải nghiệm của một năm dài chỉ chờ một màu trời, một tiếng chim “xúc tác” để tuôn trào. Người viết văn, người làm thơ, người vẽ tranh, người viết nhạc… mỗi một loại hình lại đem đến những giá trị nghệ thuật khác nhau, đem đến một không khí tết khác nhau.

Anh Phạm Song Hào - chủ phòng tranh Song Long Hào cho biết: “Năm nào tôi cũng làm tranh tết nhưng không phải lúc nào cũng đủ xúc cảm để vẽ. Để có những cảm xúc mới mẻ, tôi cũng phải chờ đợi không khí tết về giữa nhà mình mới có thể vẽ được. Hơn nữa, tôi cũng phải chờ tâm lý “sắm tết” của mọi người nữa, bởi rất nhiều bức tranh tôi vẽ theo đơn đặt hàng, mà khách thì cũng đợi tết về trong lòng mới đến đặt tranh”.

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận ra hương vị tết. Với nhiều người, tết chỉ thực sự đến khi từ đầu ngõ, bóng dáng những đứa con đi xa đã về. Một năm nén buộc bao nhiêu lo lắng, chỉ chờ khoảnh khắc ấy để thở phào nhẹ nhõm, để rổn rảng, thảnh thơi sửa soạn đón tết trong ấm áp sum vầy.

Bà Nguyễn Kim Anh ở tổ dân phố Trung Đình, phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Con tôi đều làm việc ở miền Nam, tết đến chỉ mong ngóng con cháu trở về. Năm nay, tình hình dịch bệnh phức tạp, ngỡ rằng không có cơ hội sum vầy nhưng thật may, cuối cùng con cháu tôi cũng đã sắp xếp được. Đứa về trước, đứa về sau nhưng như thế nghĩa là tết đã về trong nhà mình rồi”.

Sáng nay, bước chân ra ngõ, cây đào phai đã bung cánh đầy xao xuyến. Dẫu đang tất bật với bao nhiêu bận rộn, tôi cũng phải dừng lại đôi nhịp để ngắm nghía, để cảm nhận sự chậm rãi của thời gian. Để thấy, tết đã về ngang ngõ…

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Thành Sen - "dấu son" trong lòng người Hà Tĩnh

Thành Sen - "dấu son" trong lòng người Hà Tĩnh

Từ một câu chuyện trong sử sách, tên gọi Thành Sen (Hà Tĩnh) đã ra đời và theo suốt dặm dài lịch sử của vùng đất này. Tên gọi ấy đã ăn sâu vào ký ức, trở thành niềm tự hào của nhiều thế hệ.
 Niềm vui tháng Bảy của nhiều gia đình liệt sỹ

Niềm vui tháng Bảy của nhiều gia đình liệt sỹ

Tháng 7 này trở nên đặc biệt hơn với nhiều gia đình liệt sỹ ở Hà Tĩnh khi phần mộ người thân được đưa về yên nghỉ nơi đất mẹ, khi tấm bằng “Tổ quốc ghi công” được trao tặng trang nghiêm, trọng thể.
Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong

Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong

Những ngày tháng Bảy, đất nước lại lặng mình trong những ký ức thiêng liêng về những năm tháng khói lửa. Trong dòng chảy lịch sử ấy, lực lượng TNXP Hà Tĩnh để lại nhiều dấu ấn hào hùng, góp phần viết nên bản hùng ca bất tử bằng sức trẻ và lòng yêu nước cháy bỏng.
Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.