Chuyện những người cứu hộ ở bãi biển đẹp nhất Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Lặng lẽ, nhanh nhạy, linh hoạt, dũng cảm là nét phác họa về những người làm công tác cứu hộ - cứu nạn ở biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh).

Chuyện những người cứu hộ ở bãi biển đẹp nhất Hà Tĩnh

Hằng ngày, ông Nguyễn Trọng Đàm phải lên, xuống chòi cứu hộ bờ biển gần 20 lần để quan sát.

Để bảo đảm an toàn cho hàng nghìn du khách thập phương từ mọi miền đất nước đến nghỉ dưỡng, từ đầu mùa du lịch, 6 thành viên trong Đội Cứu hộ - cứu nạn (CHCN) bờ biển thuộc Ban Quản lý Khu du lịch Thiên Cầm đã phải ngày đêm túc trực. Trực diện với nắng gió là chuyện thường ngày của họ.

Một ngày làm việc CHCN bờ biển của ông Nguyễn Trọng Đàm bắt đầu từ 5 giờ sáng và kết thúc vào 8 giờ tối. Công việc chính của ông là cắm cờ báo hiểm và trèo lên chòi cứu hộ để quan sát.

Cầm trong tay chiếc ống nhòm mà những người CHCN ví là “bảo bối”, ông Đàm nói: “Chúng tôi vẫn nói vui với nhau, làm nghề này thật sướng khi suốt ngày được ngắm biển cả, đón gió khơi. Nói vui vậy thôi chứ mỗi lần lên chòi là chúng tôi rất căng thẳng.

Chúng tôi luôn nỗ lực quan sát thật bao quát, thật kỹ lưỡng để kịp thời đảm bảo an toàn cho du khách. Ngày nào bước xuống khỏi đài quan sát mà bãi biển vẫn bình yên thì chúng tôi mới thanh thản”.

Chuyện những người cứu hộ ở bãi biển đẹp nhất Hà Tĩnh

Với chiếc ống nhòm quen thuộc, ông Đàm quan sát kỹ từng khu vực du khách tắm biển.

Hơn 5 năm làm nghề cứu hộ bờ biển, ông Đàm đã chứng kiến hàng chục vụ du khách bị đuối nước và không dưới 10 lần ông bế nạn nhân từ dưới biển lên bờ hô hấp nhân tạo, kịp thời cứu được mạng sống của họ trong tích tắc.

Ông kể: vào dịp 30/4/2019, ông đã cứu sống được 1 học sinh bị đuối nước khi đang tắm. Hôm ấy, khoảng 10 giờ trưa, bãi tắm Thiên Cầm đã vãn người. Như thường lệ, ông ngồi trên đài quan sát đưa ống nhòm “lướt” một lượt dọc bãi biển thì phát hiện một nhóm học sinh đang tắm cách chòi quan sát khoảng 200m. Bỗng có 4 em chạy ngược lên bờ kêu thất thanh: “Có người đuối nước”.

“Không chút do dự, tôi vội chạy nhanh ra chỗ các cháu rồi lao xuống biển, lúc cứu được lên, cháu ấy đã bất tỉnh. Tôi vội vác ngược đầu cháu ấy chạy dọc bãi biển cho nước biển ọc ra ngoài. Trong ít phút diệu kỳ, cháu ấy đã được bình an...” - ông Đàm xúc động nhớ lại.

Chuyện những người cứu hộ ở bãi biển đẹp nhất Hà Tĩnh

Là Đội trưởng Đội CHCN bờ biển, anh Phạm Văn Quyết (bên phải) luôn đồng hành cùng anh em trong mỗi giờ làm việc.

Cũng như ông Đàm, trong suốt những năm làm nghề CHCN bờ biển, anh Phạm Văn Quyết - Đội trưởng Đội CHCN bờ biển đã trải qua nhiều cảm xúc khi du khách gặp nạn. Đặc biệt, anh cùng các đồng nghiệp đã gặp không ít trường hợp “dở khóc, dở cười”.

Anh cho biết: “Người đến tắm biển đa số họ không hiểu về qui tắc an toàn khi tắm, rất nhiều trường hợp say xỉn vẫn “lao” xuống biển để giải nhiệt. Có người bơi ra khỏi cột cờ báo hiểm, hoặc không mặc áo phao nhưng cứ bơi ra xa. Gặp những trường hợp này, chúng tôi buộc phải bơi ra cứu họ đưa vào bờ và yêu cầu chấp hành nghiêm qui định. Có người say xỉn, khi nhắc nhở họ còn đòi đánh, lúc đó mình đành phải nén giận để cứu họ đã…”.

Chuyện những người cứu hộ ở bãi biển đẹp nhất Hà Tĩnh

Để đảm bảo an toàn cho du khách trong mùa du lịch, những người làm công tác CHCN phải thường xuyên túc trực trên bờ biển.

Theo chia sẻ của Đội CHCN, khó khăn nhất của việc cứu hộ bãi biển là tầm quan sát, những ngày này, du khách đến bãi biển Thiên Cầm rất đông nên ngồi trên chòi cứu hộ cũng không thể nào quan sát hết được. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho du khách trong mùa du lịch, bên cạnh trực ở chòi để quan sát, Đội CHCN còn tuần tra dọc bãi biển để nắm tình hình.

Anh Quyết cho biết thêm: “Mặc dù được trang bị ống nhòm và các phương tiện phục vụ cho cứu hộ, song cũng không thể phát hiện được tất cả các vụ đuối nước. Có nhiều trường hợp bơi ra xa và bị cuốn vào vùng nước xoáy mất tích, như vậy chúng tôi không kịp trở tay. Vì vậy, khi phát hiện có người bơi ra ngoài cột cờ đen báo hiểm là chúng tôi tuýt còi và yêu cầu quay lại”.

Chuyện những người cứu hộ ở bãi biển đẹp nhất Hà Tĩnh

Để nâng cao nhận thức cho du khách, Đội CHCN bờ biển thường xuyên nhắc nhở du khách không bơi quá cột cờ báo hiểm và phải vào bờ lúc trời xẩm tối. Trong ảnh: Ông Tô Đức Cương nhắc nhở du khách không cho các con bơi ra quá cột cờ báo hiểm.

Việc cứu hộ bãi biển không chỉ diễn ra ban ngày, mà ngay cả khi màn đêm buông xuống, họ vẫn phải thao thức cùng với biển.

Nước da đen sạm, giọng nói mặn mòi vị biển, ông Tô Đức Cương cho biết: “Chúng tôi phải đi dọc bờ biển nhắc nhở họ vào để tránh xẩy ra những điều không may, khi nào người lên hết, chúng tôi mới yên tâm trở về nhà…”.

Chuyện những người cứu hộ ở bãi biển đẹp nhất Hà Tĩnh

Với những người làm công tác CHCN, sự an toàn của du khách chính là niềm vui của họ.

“Với những người làm công tác CHCN bờ biển, dù ngồi trên đài cao dưới cái nắng cháy da cháy thịt hay tuần tra biển đêm đều nguy hiểm, nhưng chúng tôi vẫn yêu nghề, yêu đời. Bởi, ngoài mưu sinh, chúng tôi còn có một niềm vui chưa bao giờ vơi cạn là giữ gìn sinh mệnh cho những người gặp nạn trên biển…” - ông Cương tâm sự.

Với chiều dài bãi tắm gần 1 km, từ đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đến nay, bãi biển Thiên Cầm đã có gần 40 nghìn lượt khách đến nghỉ dưỡng. Hiện tại, lực lượng của Đội CHCN mỏng nên công việc khá vất vả.

Tuy nhiên, chúng tôi luôn xác định, đảm bảo an toàn cho du khách là trên hết. Ngoài việc trang bị các thiết bị CHCN như: mô tô nước, phao cứu hộ, ống nhòm, Ban Quản lý Khu du lịch Thiên Cầm thường xuyên chỉ đạo Đội CHCN tăng cường công tác giám sát, tuần tra bãi biển để đảm bảo an toàn cho du khách

Ông Hoàng Xuân Hướng - Trưởng BQL Khu du lịch Thiên Cầm

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

Cảnh quan xanh mát, hạ tầng đồng bộ, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… là những “quả ngọt” mà xã Ân Phú (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã gặt hái được trên hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới.
Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
Trái tim người lính mang nặng ân tình

Trái tim người lính mang nặng ân tình

“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
 Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Từ những điệu ví, câu hò của ông cha xưa, ngày nay, dân ca ví, giặm được tiếp biến trong nhiều loại hình nghệ thuật, tạo sức sống bền lâu trong đời sống của người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước.
Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Cùng với cả nước, suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tốt tinh thần, hào khí Cách mạng tháng Tám năm 1945 để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững mạnh.
Dưới trời thu xanh thắm...

Dưới trời thu xanh thắm...

Tháng Tám về gọi dậy cả miền ký ức hào hùng của lịch sử, đặc biệt là không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 trong lòng mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Mỗi độ tháng Tám về, lòng người Hà Tĩnh thường nghĩ đến những ngày đầu làm cách mạng của cha ông. Trong dòng hồi tưởng ấy, chúng tôi có dịp về thăm một số vùng quê cách mạng nổi tiếng năm xưa.
Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Việc được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh sẽ là cơ sở để các địa phương sở hữu di tích trên địa bàn Hà Tĩnh tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.