(Baohatinh.vn) - Nữ ca sĩ quê Hà Tĩnh Lê Thị Minh Ngọc - quán quân dòng nhạc dân gian của Sao Mai năm 2022 là đại diện Việt Nam duy nhất tham dự Liên hoan Ca nhạc Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương 2022.
Quán quân Sao Mai quê Hà Tĩnh Lê Thị Minh Ngọc. (Ảnh: NVCC)
Liên hoan Ca nhạc Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương (ABU TV Song Festival) là sáng kiến của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương (ABU) và Đài Truyền hình KBS (Hàn Quốc) nhằm tăng cường giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực. Chương trình được tổ chức thường niên từ năm 2012 đến nay.
Mới đây, quán quân dòng nhạc dân gian của Sao Mai năm 2022 - Lê Thị Minh Ngọc đã được Đài Truyền hình Việt Nam chọn và cử đi tham gia ABU TV Song Festival 2022. Chương trình sẽ diễn ra tại Ấn Độ vào ngày 27/11 tới.
Minh Ngọc cho biết, chiều 24/11, cô sẽ lên đường bay sang New Delhi để chuẩn bị cho liên hoan. Trước đó, nữ ca sĩ quê Thạch Hà, Hà Tĩnh đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho đêm nhạc giao lưu mang tầm khu vực này.
“Đây là sân khấu quốc tế đầu tiên của em và cũng là cơ hội lớn để em được gặp gỡ, làm quen và học hỏi từ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của châu Á. Được đại diện Việt Nam tham gia ABU TV Song Festival đối với em là một niềm vinh dự và tự hào. Em sẽ cố gắng thể hiện tốt nhất phần biểu diễn, mang vẻ đẹp truyền thống của Việt Nam giới thiệu đến bạn bè quốc tế” - Minh Ngọc nói.
Được biết, Minh Ngọc sẽ thể hiện ca khúc “Mênh mang một khúc sông Hồng” - một sáng tác của nhạc sĩ Phó Đức Phương tại ABU TV Song Festival 2022. Đây cũng là ca khúc giúp giọng ca 22 tuổi giành chiến thắng trong đêm thi thứ hai, vòng chung kết toàn quốc giải Sao Mai năm 2022.
Hình ảnh của Minh Ngọc được cập nhật trên website chính thức của ABU. (Ảnh chụp màn hình)
Trên website chính thức của ABU, hình ảnh của Minh Ngọc cũng đã được cập nhật. Nữ ca sĩ được giới thiệu là: “Một cô gái đến từ Hà Tĩnh nổi bật bởi vẻ đẹp cả về ngoại hình lẫn giọng hát, nhận được nhiều sự quan tâm và theo dõi của khán giả. Minh Ngọc đã vượt qua các thí sinh khác để giành giải nhất dòng nhạc dân gian tại giải Sao Mai 2022. Cô chinh phục khán giả bằng lối hát mộc mạc, giản dị nhưng rất tinh tế và văn minh. Cô đặc biệt chú trọng đến phần hòa âm, phối khí nên các ca khúc đều được đầu tư kỹ lưỡng”.
Bên cạnh đại diện Việt Nam, ABU TV Song Festival 2022 năm nay còn có sự tham gia của các ca sĩ đại diện cho Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Maldives, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Turkmenistan...
Những trang văn, bài thơ của Hải Thượng Lãn Ông về quê hương, làng mạc, núi non… đến nay vẫn luôn hấp dẫn, cuốn hút, điều này được thể hiện rất rõ trong Thượng Kinh ký sự.
Với tấm lòng thơm thảo, chị Nguyễn Thị Nguyệt ở TDP 2, thị trấn Phố Châu (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn luôn dành những món quà nhỏ để hỗ trợ những mảnh đời bất hạnh, khó khăn.
Những tư liệu quý về Bác Hồ do ông Nguyễn Văn Dưỡng (Hương Sơn - Hà Tĩnh) sưu tầm đã góp phần lan tỏa tinh thần học tập, làm theo tấm gương đạo đức, lối sống, phong cách Hồ Chí Minh.
Với bà Lê Thị Thanh - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh), việc được góp sức mình xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp là niềm hạnh phúc.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" thành công, để lại ấn tượng trong lòng người dân và bạn bè muôn phương.
Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" diễn ra thành công, tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc sâu sắc cho người dân cũng như du khách khi về với Hà Tĩnh.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Hội thảo là dịp để khẳng định lại các giá trị mang tầm nhân loại và đánh giá công tác bảo tồn, phát huy di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh sau 10 năm được UNESSCO vinh danh.
Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Gắn với không gian lao động của người dân xứ Nghệ, không gian diễn xướng của dân ca ví, giặm đã bị mất đi trong bối cảnh mới. Điều đó đòi hỏi, các cấp chính quyền Hà Tĩnh cần có biện pháp để bảo tồn và phát huy di sản.
Liên hoan là dịp để khán giả Hà Tĩnh và du khách được tìm hiểu, khám phá sâu hơn về vẻ đẹp của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh cùng các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh.
Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Công tác bảo tồn và phát huy dân ca ví, giặm đang được triển khai sôi nổi trên các địa phương 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Tuy nhiên, trong quá trình này, vẫn còn nhiều vấn đề cần đánh giá lại để có những định hướng đúng đắn.
Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Với các tiết mục được dàn dựng công phu, Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở màn Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" đã để lại những cảm xúc sâu lắng trong lòng khán giả Hà Tĩnh, Nghệ An và cả nước.
Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đề nghị ê kíp thực hiện tiếp thu các ý kiến góp ý để điều chỉnh, bổ sung nhằm bảo đảm chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" diễn ra thành công tốt đẹp.
Các địa danh thuộc quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là nơi để người dân đến tham quan, tìm hiểu, tưởng nhớ công ơn của Đại danh y.
Không chỉ đưa dân ca ví, giặm vào bài giảng, nhiều trường học ở vùng đất di sản Nghi Xuân (Hà Tĩnh) còn thành lập câu lạc bộ để tạo sân chơi cho những học sinh có năng khiếu, đam mê ví, giặm của quê hương.
Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Thời gian qua, Hà Tĩnh đã triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết.
Với nhiều nỗ lực trong hoạt động khởi nghiệp, anh Đặng Văn Cường (xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2024 của Trung ương Đoàn.
Các phần việc cho kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh đang được các đơn vị triển khai đúng kế hoạch, sẵn sàng cho sự kiện diễn ra thành công.
Cô Nguyễn Thị Minh Thơ - Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Đức Long (Đức Thọ) là giáo viên duy nhất ở Hà Tĩnh đạt giải thưởng “Cánh én hồng” năm 2024.
Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.