Quỹ BHYT còn "dư" 47.000 tỷ, các bệnh viện vẫn lao đao!

(Baohatinh.vn) - Quỹ dự phòng BHYT hiện còn số dư 47.000 tỷ đồng là con số đáng chú ý được Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội nêu ra gần đây. Đáng chú ý ở chỗ, trái với con số dự phòng này là tình trạng “treo” thanh toán và thanh toán nhỏ giọt của BHYT với các cơ sở khám chữa bệnh (KCB).

Tại Hà Tĩnh, tính từ đầu năm 2016 đến hết tháng 9/2017, BHXH chưa quyết toán và chưa chấp nhận quyết toán cho các cơ sở KCB là 760 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các cơ sở KCB chưa được quyết toán BHYT quý II/2017.

quy bhyt con du 47 000 ty cac benh vien van lao dao

Đến nay, nhiều trạm y tế xã vẫn chưa được thanh toán quý III, quý IV năm 2016 gây khó khăn cho hoạt động

Thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về việc quản lý, sử dụng quỹ BHYT năm 2016 và tình hình 2 năm thực hiện nghị quyết của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT toàn dân, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, dự kiến quỹ dự phòng năm nay còn hơn 38.000 tỷ đồng và năm 2018 còn 23.410 tỷ đồng và sẽ còn đủ cân đối quỹ BHYT ít nhất đến năm 2019.

Trái ngược với số quỹ BHYT dự phòng là nỗi “ám ảnh” xuất toán và những con số “treo” chưa biết thời hạn được thanh toán của các cơ sở KCB. Đến thời điểm này, nhiều cơ sở KCB vẫn chưa được thanh toán chi phí KCB BHYT năm 2016 với con số không nhỏ. Ngay cả trạm y tế xã, KCB BHYT đã không được cấp thuốc đáp ứng yêu cầu, không được thanh toán các danh mục kỹ thuật (mặc dù các danh mục đó đã được Sở Y tế phê duyệt) nhưng đến nay, nhiều trạm vẫn chưa được thanh toán quý III và quý IV năm 2016. Đối với kinh phí KCB năm 2017, theo các cơ sở KCB tại Hà Tĩnh thì phía BHYT cũng chi trả rất nhỏ giọt.

BHYT thanh toán chậm, “treo” thanh toán đối với các cơ sở KCB đã đành, gần đây, qua các đợt thanh tra của BHXH, nhiều cơ sở KCB bị buộc phải xuất toán mà theo họ là “rất vô lý”. Bên cạnh đó, BHYT còn đơn phương triển khai việc “áp” giá đối với giường bệnh và một số dịch vụ kỹ thuật mà không thông qua liên bộ. Lý do mà ngành BHXH đưa ra đó là kiểm soát quỹ BHYT.

Năm 2016, quỹ BHYT mất cân đối thu - chi là 831 tỷ đồng. Hà Tĩnh là một trong những địa phương bội chi quỹ. Việc kiểm soát quỹ là điều đương nhiên, là việc cấp bách cần phải làm và nên làm thường xuyên. Tuy nhiên, vấn đề là làm như thế nào?

Trước hết phải hiểu được nguồn gốc căn nguyên của nó. Theo nhận định chung, bội chi quỹ BHYT có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính là do tăng giá dịch vụ y tế theo lộ trình tính đúng, tính đủ gắn với thực hiện tự chủ bệnh viện; cộng với triển khai chính sách thông tuyến trong khi mệnh giá BHYT tăng chưa đáng kể. Trục lợi quỹ BHYT cũng là một nguyên nhân, tuy nhiên, cách kiểm soát như BHXH làm gần đây hoàn toàn không hợp lý, thiếu trách nhiệm và thiếu tính khoa học.

Những năm trước đây, Hà Tĩnh là một trong những địa phương thường xuyên có kết dư quỹ BHYT. Con số 47.000 tỷ đồng quỹ BHYT dự phòng trong cả nước hiện tại có đóng góp từ nguồn kết dư của BHYT Hà Tĩnh từ những năm trước. Dư luận đang đặt ra câu hỏi, tại sao khi kết dư quỹ thì sung vào nguồn quỹ BHYT dự phòng nhưng khi bội chi thì phía BHYT lại gây khó khăn với các cơ sở KCB như vậy?

Hệ lụy là các cơ sở KCB rất khốn đốn trong chi trả tiền lương, tiền trực, tiền làm thêm ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, ngày lễ của nhân viên y tế để phục vụ người bệnh. Bệnh viện còn phải đối mặt với tình trạng nợ các nhà thầu về thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, điện, nước, trang phục...

Một điều trái ngược nữa, đó là, BHXH có thể “treo” hàng chục tỷ đồng của các cơ sở KCB nhưng nếu các cơ sở KCB nợ tiền đóng BHYT, BHXH... cho cán bộ, nhân viên, người lao động thì lại bị BHXH tính lãi suất và báo về các cơ quan quản lý để bình xét thi đua khen thưởng…

BHYT là một trong những trụ cột của hệ thống an sinh xã hội. Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân là một trong những nhiệm vụ mà được Đảng, Nhà nước ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, cần có sự chỉ đạo, tạo tiếng nói để ngành BHXH và ngành y tế cùng hướng về một mục đích chung là lợi ích của người dân. Một mặt, vừa cân đối được quỹ BHYT, mặt khác, cần phải đảm bảo điều kiện cho các cơ sở KCB làm tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, tạo động lực cho ngành y tế đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.