“Rớt” trường chuẩn quốc gia - muôn trường một nỗi!

(Baohatinh.vn) - Nhiều năm qua, phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia ở Hà Tĩnh không chỉ cải thiện đáng kể về cơ sở vật chất (CSVC) mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Thế nhưng, với những tác động từ nhiều phía, không ít trường, do xuống cấp về CSVC đã phải ngậm ngùi “chia tay” với danh hiệu chuẩn quốc gia sau bao năm phấn đấu.

Cơ sở vật chất xuống cấp: Lực bất tòng tâm!

Theo thông tin từ Sở GD&ĐT, năm học 2016-2017, toàn tỉnh có 489 trường chuẩn quốc gia ở tất cả các cấp học, đạt tỷ lệ 68,1% (trong khi kế hoạch đến năm 2015 là 85%), giảm 57 trường so với năm học 2011-2012.

Từng là điểm sáng của tỉnh trong phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia, song Hương Khê hiện đang là huyện có tỷ lệ trường mất chuẩn cao nhất. Thầy Nguyễn Đình Hùng - Trưởng phòng GD&ĐT Hương Khê cho biết: “5 năm lại đây, huyện đã có hơn 10 trường từ bậc mầm non đến THCS mất chuẩn. Nguyên nhân cơ bản là do CSVC xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu. Thực tế, trong nhiều năm nay, việc đầu tư CSVC trường lớp không được tăng cường. Địa bàn Hương Khê lại thường xuyên gánh chịu hậu quả của lũ lụt nên khi lũ lớn đi qua, nhiều trường sụt lún, xuống cấp nghiêm trọng đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng chuẩn nói chung, hoạt động dạy và học nói riêng”.

rot truong chuan quoc gia muon truong mot noi

Học sinh Trường THCS Hà Linh phải học trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, xuống cấp trầm trọng

Không chỉ ở Hương Khê, hầu hết các trường trên địa bàn toàn tỉnh nói chung, việc đầu tư CSVC thiếu vững chắc. Các phòng học, phòng chức năng được xây dựng bổ sung giai đoạn trước đây đều là phòng cấp 4, nội thất mới chỉ đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của chuẩn. Sau khi đạt chuẩn, việc huy động nguồn lực, đầu tư bổ sung CSVC cho các nhà trường trên địa bàn ngày càng hạn chế. Thêm vào đó, do ảnh hưởng của thiên tai cũng đã khiến CSVC trường lớp không đáp ứng yêu cầu chuẩn trong giai đoạn mới.

Bên cạnh nguyên nhân CSVC xuống cấp, nhiều trường học còn “rớt” chuẩn bởi lý do nhập trường, không trả được “nợ chuẩn”… Cô Nguyễn Thị Loan - Hiệu trưởng Trường Mầm non Sơn Lộc (Can Lộc) cho biết: “Đạt chuẩn từ năm 2005 nhưng trường vẫn đang nợ công trình nhà hiệu bộ. Đến năm 2010, hạng mục nợ này vẫn chưa được trả nên trường mất chuẩn...”. Được biết, đầu năm 2016, Trường Mầm non Sơn Lộc đã có quy hoạch về địa điểm mới với khuôn viên hơn 10.000 m2, thế nhưng, chưa biết đến bao giờ mới có kinh phí để xây dựng.

“Rớt” chuẩn bởi yêu cầu nâng chuẩn

Trong khi bài toán nguồn lực đầu tư cho CSVC trường học đang bế tắc thì trước yêu cầu phát triển mới, Bộ GD&ĐT tiếp tục nâng tiêu chí đạt chuẩn, khiến tình trạng “rớt” chuẩn càng trở nên phổ biến. Cô Lưu Thị Phương – Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD&ĐT cho biết: “Theo Điều lệ trường mầm non trước đây, phòng học và phòng ngủ của trẻ có thể dùng chung. Nhưng Thông tư 02 của Bộ GD&ĐT mới đây lại quy định, phòng sinh hoạt chung của trẻ bao gồm phòng học và phòng ngủ. Thế nên, qua kiểm tra sau 5 năm được công nhận, bậc học mầm non cũng đã có 12 trường rớt chuẩn”.

rot truong chuan quoc gia muon truong mot noi

Nhiều hạng mục công trình tại Trường THCS Hà Linh (Hương Khê) xuống cấp, hư hỏng nặng.

Trong số này, có một số trường hợp “rớt” chuẩn rất đáng tiếc. Đơn cử như Trường Mầm non Tân Giang (TP Hà Tĩnh), qua kiểm tra, đánh giá cho thấy, trường đã xây dựng được môi trường giáo dục mở rất cuốn hút, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt. Thế nhưng, do số lượng trẻ tăng, một số phòng ngủ phải chuyển thành phòng học nên trường đành ngậm ngùi “chia tay” với danh hiệu chuẩn.

Thầy Trần Hậu Trung - Phó Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết: “Thực tế trên địa bàn tỉnh ta, các tiêu chuẩn quốc gia về quy mô trường lớp, các tổ chuyên môn, chất lượng đội ngũ cơ bản đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, do quy chế đánh giá trường chuẩn áp dụng theo tinh thần của các thông tư mới với yêu cầu cao hơn về CSVC nên nhiều trường đã và đang đứng trước nguy cơ “rớt” chuẩn”.

Với bậc THCS, quy định của Bộ GD&ĐT cũng ngày càng đặt ra những yêu cầu cao về CSVC. Thầy Phan Tiến Dũng - giáo viên Trường THCS Phương Điền (Hương Khê) cho biết: “Thông tư 47/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế công nhận trường THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia, ở mục quy định về CSVC, yêu cầu trường cần có các hạng mục như: khu phòng học, phòng bộ môn, phòng thiết bị dạy học, thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị; thư viện, phòng truyền thống, nhà đa chức năng, nhà hiệu bộ... Đối chiếu các quy định này, trường chúng tôi đành chịu mất danh hiệu chuẩn quốc gia và hành trình phấn đấu mới hết sức khó khăn bởi kinh phí để hoàn thành các công trình nói trên lên tới gần chục tỷ đồng”.

(Còn nữa)

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.