Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

(Baohatinh.vn) - Với nhiều người dân vùng biển Cửa Nhượng, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), cứ tháng 8 đến tháng 2 là mùa ruốc biển. Nghề này, chỉ cần cây vợt cầm tay, ngư dân có thể thu về tiền trăm, tiền triệu/ngày. Có lẽ cũng chính vì vậy mà đến mùa là người dân vùng biển lại lóng ngóng để đi ruốc. Ruốc từ biển sinh sôi theo con nước như là “lộc” trời ban cho vậy.

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

Thuyền đợi ruốc ở ngoài lộng

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

Người ngóng ruốc trong bờ

Ông Nguyễn Xuân Cửu, xã Cẩm Nhượng kể chuyện đi làm ruốc biển mà như tham gia một lễ hội văn hóa cộng đồng. Ông hào hứng: "Ruốc biển cho cái ăn, cho niềm vui và cho cả sức khỏe. Tôi là bộ đội về hưu. Hồi ấy, trở về địa phương tham gia làm cán bộ nhưng đời sống kinh tế còn hết sức khó khăn. Không đi biển được như họ nên tôi đã “bám” lấy nghề quệu (đi ruốc) để nuôi sống gia đình. Với nghề này, chỉ cần cây vợt dài khoảng 1m có cái cán bằng tre hình tam giác dài khoảng 2m là theo được nghề."

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

Ruốc thường đi theo từng đàn lớn, khi xuất hiện ngoài lộng...

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

...có khi vào tận sát bờ, ngư dân chỉ cần lội ra là có thể "quệu" được ruốc

Đi quệu chỉ cần lội gần bờ biển. Ruốc nó đi từng bầy, từng đàn, có màu hồng đậm, màu nhạt khác nhau (tùy theo số lượng nhiều ít) theo con nước vào bờ. Thường cứ 5-6h sáng là ruốc vào, có khi trưa cũng có. Có khi vào tận sát bờ (nước chỉ đến đầu gối) dày đặc. Gặp đàn ruốc lớn có khi được 30-40 kg, chỉ trong vòng 30 phút hoặc 1 tiếng.

Ruốc dễ bán, khi đắt thì bán tươi, khi rẻ thì mang về nhà chế biến thành ruốc mặn, ruốc chua. Nhiều hôm thắng lớn nhưng có hôm cũng chỉ được rất ít. Nhưng đã đến mùa thì ai nấy đều lóng ngóng vào đó, không làm gì khác được. Đi ruốc mà có cảm giác như đi lễ hội vậy. Sáng sớm trên biển, không khí tinh khôi, bà con đứng một vòng tròn cùng vớt ruốc nói cười í ới, rất vui vẻ và tính cộng đồng cao.

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

Đánh ruốc ở ngoài lộng

Nghề ruốc không kén người, độ tuổi từ 15 – 70 là có thể tham gia. Người có kinh nghiệm nhìn màu là biết con ruốc nhiều hay ít, là ruốc ngon hay không ngon. Những hôm được mùa, không chỉ người dân trong vùng biển Cửa Nhượng mà các xã lân cận như ở Cẩm Dương, Cẩm Hòa cũng đánh xe vào đi ruốc cùng bà con địa phương.

Đặc biệt, ở xã Cẩm Lộc có một xóm chuyên sống bằng nghề đi ruốc biển. Họ không đi bằng vợt như nhiều người dân Cẩm Nhượng mà đi bằng tàu thuyền.

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

Ruốc vào gò Cẩm Nhượng là đã có sẵn người đợi thu mua...

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

...có bao nhiêu mua bấy nhiêu

Anh Lê Niệm, ở thôn Lộc Thủy (Cẩm Lộc) cho biết: Có thuyền nên chúng tôi ra lộng đánh bắt. Mùa cá thì đánh bắt cá, mùa ruốc thì đánh bắt ruốc. Nhưng mùa ruốc vẫn “níu” chúng tôi nhiều hơn. Ruốc như “lộc” trời cho, nó sinh sôi theo con nước dễ thấy, dễ đánh bắt và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, cứ đến mùa là chúng tôi chỉ chuyên làm ruốc. Ruốc rất dễ bán, có bao nhiêu về gò Cẩm Nhượng là thương lái thu mua bấy nhiêu. Thường chúng tôi cũng cất dành một ít phơi khô bán và chế biến thành ruốc mặn bán quanh năm. Như mùa này, có ngày chúng tôi đi được 2 chuyến (sáng và chiều) cho thu nhập từ 2-5 triệu đồng/chuyến.

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

.

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

Nhiều hôm gặp may, chỉ cần đi khoảng 30 phút hoặc 1 tiếng là người đi quệu đã có thể thu về nửa tạ ruốc

Ruốc biển Cửa Nhượng không chỉ nuôi sống nhiều gia đình ngư dân trong vùng và vùng lân cận, mà còn tạo nên thương hiệu cho nhiều HTX kinh doanh và chế biến hải sản trên địa bàn. Chị Trần Thị Loan, chủ cơ sở thu mua và chế biến hải sản Loan Lương, ở thôn Hải Bắc (Cẩm Nhượng) cho biết: Ruốc Cẩm Nhượng có giá cao hơn các vùng khác. Con ruốc tươi ở Nghệ An có giá 8.000 đồng/kg, nhưng ở đây 10.000 đồng/kg. Ruốc mặn (đã chế biến) cũng thường có giá cao hơn. Mỗi ngày xuống gò, có bao nhiêu ruốc tươi chúng tôi gom bấy nhiêu. Có hôm được 3-5 tấn, nhưng có hôm cũng chỉ được ít tạ. Chúng tôi chế biến bán quanh năm. Tuy chưa đăng ký nhãn mác sản phẩm, nhưng đầu ra khá ổn định bởi chất lượng sản phẩm luôn được mọi người thừa nhận và ưa dùng.

Ruốc biển, mùa “lộc” của ngư dân Cửa Nhượng

Theo người dân Cẩm Nhượng, con ruốc đỏ là ngon nhất, có thể chế biến thành ruốc mặn loại đặc biệt

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.