“Săn” lươn đồng ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Thả trúm bắt lươn đồng là nghề truyền thống ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Nghề này không chỉ giải quyết việc làm trong thời gian nông nhàn mà còn đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Video: Theo chân nông dân Hà Tĩnh thả trúm bắt lươn đồng

“Săn” lươn đồng ở Hà Tĩnh

Chiều muộn tháng 3, trên những cánh đồng lúa ở Cẩm Xuyên không khó bắt gặp hình ảnh những người đàn ông chở trên vai hàng trăm chiếc trúm, bắt đầu hành trình “săn” lươn.

“Săn” lươn đồng ở Hà Tĩnh

Khi việc đồng áng đã “nhàn tay”, những ngày này, người dân Cẩm Xuyên lại tranh thủ thời gian, tất bật đi thả trúm bắt lươn để kiếm thêm thu nhập. Để bắt được lươn, người dân phải chuẩn bị mồi, đây là bước quan trọng để có thể “bẫy” được lươn.

“Săn” lươn đồng ở Hà Tĩnh

Nắm bắt được đặc tính của lươn thích ăn những loại mồi có mùi tanh, đặc biệt khoái khẩu với loài giun đất. Vì thế người dân đã bắt giun đất bằm nhỏ trộn lẫn với bùn non hoặc ốc bươu, tạo nên thứ mùi đặc trưng tanh nồng, loại mồi này chỉ cần phết nhẹ phía đuôi nắp, sau đó đậy vào miệng trúm rồi đem ra thả ngoài bờ ruộng hoặc mương nước.

“Săn” lươn đồng ở Hà Tĩnh

Sau khi chuẩn bị xong, ống trúm sẽ được cho vào bao đựng, trung bình mỗi bao đựng được khỏang 60 - 65 ống.

“Săn” lươn đồng ở Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Văn Nam (trú thôn Tiến Hưng, xã Nam Phúc Thăng), người có hơn 10 năm kinh nghiệm thả trúm chia sẻ: "Không phải ruộng nào cũng thả được trúm, phải chọn những chân ruộng có bùn sâu sục, mực nước phải bằng gần một gang tay, đặc biệt với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chỉ cần nhìn qua mặt ruộng nếu phát hiện có nhiều lỗ thì ở đó chắc chắn sẽ có nhiều lươn... Mỗi đêm tôi thả gần 300 ống, thu về 4 - 5kg lươn, cho thu nhập khoảng trên dưới 500.000 đồng".

“Săn” lươn đồng ở Hà Tĩnh

Cũng theo ông Nam, thông thường, khoảng 16h chiều là người dân đi đặt dưới ruộng lúa. Khi thả trúm cũng phải có kỹ thuật, trúm được đặt giữa các rãnh lúa, đầu trúm có nắp đậy được thả xuống bùn; đuôi trúm nổi trên mặt nước, nhưng tuyệt đối không được để nước ngập vào rãnh thông hơi, nếu nước tràn vào trúm thì khi lươn vào ăn mồi sẽ bị chết do ngạt...

“Săn” lươn đồng ở Hà Tĩnh

Sau một đêm thả trúm, khoảng 4 giờ sáng hôm sau người dân mới ra đồng lấy trúm.

“Săn” lươn đồng ở Hà Tĩnh

Sau khi lấy ống trúm từ ngoài ruộng về, lươn sẽ được lấy ra khỏi trúm

“Săn” lươn đồng ở Hà Tĩnh

Anh Nguyễn Tiến Ân (trú thôn 3, xã Nam Phúc Thăng) chia sẻ: "Mỗi đêm tôi thả gần 200 ống, thu về được 3 - 4kg lươn, mức giá hiện tại là trên dưới 100.000 đồng/kg. Công việc không tốn nhiều thời gian và vốn bỏ ra ít nhưng mang lại nguồn thu nhập khá so với những nghề nặng nhọc, vất vả khác".

“Săn” lươn đồng ở Hà Tĩnh

Lươn đồng là “đặc sản” được nhiều người ưa chuộng nên những người làm nghề thả trúm bắt lươn không lo đầu ra hay giá thấp.

Chủ đề Món ngon Hà Tĩnh

Đọc thêm

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Chả rươi thơm ngậy, ngoài giòn, trong mềm là tinh túy của ẩm thực vùng đất ven bờ sông Lam. Đến mùa rươi, thưởng thức món đặc sản này mới cảm nhận được hết nét đẹp của văn hóa ẩm thực truyền thống của Hà Tĩnh.
Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Mô hình thí điểm nuôi cua lông tại phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) bước đầu mang tới nhiều triển vọng, vừa đem lại giá trị kinh tế cao vừa góp phần lan tỏa sản vật quê hương.
Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên” do Quang Hiếu sưu tầm và biên soạn; đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Với niềm đam mê mãnh liệt làn điệu ví, giặm, người Hà Tĩnh muôn phương đã không ngừng lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc sắc này tới bạn bè trên mọi miền Tổ quốc và bè bạn quốc tế.