Sáng 29/9: Hơn 191.700 ca COVID-19 đang điều trị; 14 địa phương 2 tuần không ghi nhận F0 trong cộng đồng

Trong số các bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Việt Nam có 559.945 ca đã khỏi bệnh, 191.759 ca đang điều trị; 14 địa phương đã 2 tuần không ghi nhận F0 trong cộng đồng.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam

- Cả nước 770.640 ca mắc COVID-19 trong đó có 2.960 ca nhập cảnh và 767.680 ca nhiễm trong nước.

- Trong số các bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Việt Nam có 559.945 ca đã khỏi bệnh, 191.759 ca đang điều trị và 18.936 ca tử vong.

- Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 766.110 ca, trong đó có 554.762 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

- Có 14/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Lạng Sơn.

Sáng 29/9: Hơn 191.700 ca COVID-19 đang điều trị; 14 địa phương 2 tuần không ghi nhận F0 trong cộng đồng

Hơn 191.700 ca COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế

- Có 06 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 18.152.139 mẫu cho 52.035.272 lượt người.

- Trong ngày 27/9 có 879.618 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 40.095.031 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 31.497.967 liều, tiêm mũi 2 là 8.597.064 liều.

TP HCM: Bệnh viện "xanh", sạch COVID-19 đầu tiên đón bệnh nhân trở lại

Bệnh viện quận 7 (TP HCM) trở thành bệnh viện “xanh”, sạch COVID-19 đầu tiên được trả lại công năng ban đầu, chính thức đón bệnh nhân thông thường quay lại điều trị.

Dù trở lại điều trị bệnh nhân thường quy, Bệnh viện quận 7 vẫn phải chuẩn bị khoảng 10-20 giường có ôxy để sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 đến cấp cứu sau đó chuyển sang đơn vị chuyên điều trị COVID-19.

Hiện nay, TP HCM có 85 bệnh viện “tách đôi”, vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất là khôi phục lại công năng ban đầu của các bệnh viện quận - huyện để tiếp nhận và điều trị những bệnh nhân không phải COVID-19, đó là nhu cầu rất lớn của Thành phố.

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 6h ngày 29/9 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 233.297.307 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.773.123 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 207.898 và 3.513 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 210.066.665 người, 18.457.519 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 92.000 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Anh dẫn đầu thế giới với 34.526 ca nhiễm mới; tiếp theo là Nga (21.559) và Ấn Độ (21.093 ca). Trong khi đó, Nga đứng đầu về số ca tử vong mới với 852 người chết; tiếp theo là Ấn Độ (293 ca) và Iran (239 ca).

Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 43.947.764 người, trong đó có 709.192 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 33.714.241 ca nhiễm, bao gồm 447.699 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 21.366.395 ca bệnh và 594.702 ca tử vong.

Bình Dương: 177.456 ca COVID-19 khỏi bệnh

Tối 28/9, hệ thống điều trị tỉnh Bình Dương ghi nhận 4.993 bệnh nhân COVID-19 xuất viện khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân xuất viện, khỏi bệnh trong đợt dịch thứ 4 lên 177.456 người.

Trong 7 ngày qua (từ ngày 21/9- 27/9), tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương có những chuyển biến tích cực.

Cụ thể, số lượng F0 được phát hiện trong cộng đồng trong tuần trung bình 67 ca/ngày, so với 1 tuần trước đó giảm 44,8%. Đa số các ổ dịch ngoài cộng đồng đã được kiểm soát, số ca mắc mới chủ yếu được phát hiện ở trong khu phong tỏa, khu cách ly, chiếm tỷ lệ 96,3%.

Số lượng F0 xuất viện nhiều hơn số F0 mới; trung bình mỗi ngày có 3.469 ca mắc, số ca xuất viện là 27.903.

Bình Dương đã thực hiện tiêm hơn 2,1 triệu liều vaccine, cơ bản bao phủ vaccine cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi, đang triển khai tiêm vét cho người dân và người lao động. Tỉnh đang lập kế hoạch tiêm mũi 2 theo số lượng phân bổ của Bộ Y tế với công suất 100.000 liều/ngày.

Cần Thơ: Tạm thời thiết lập cách ly toàn bộ Bệnh viện Tim mạch đến ngày 12/10

Ngày 28/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Cần Thơ có quyết định tạm thời thiết lập cách ly toàn bộ Bệnh viện Tim mạch TP Cần Thơ (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) để phòng chống dịch và ngăn chặn việc lây nhiễm trong cộng đồng.

Thời gian cách ly bắt đầu từ 17 giờ ngày 28/9 đến 17 giờ ngày 12/10.

Trong thời gian thực hiện cách ly, Bệnh viện Tim mạch ngừng tiếp nhận khám, chữa bệnh ngoại trú, bệnh cấp cứu, nhập viện, điều chuyển người bệnh đang được quản lý điều trị ngoại trú, cấp cứu đến các bệnh viện khác trên địa bàn. Đối với các bệnh nhân đã nhập viện trước đó, bệnh viện tiếp tục điều trị.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ, tính đến ngày 27/9, có 4 F0 là nhân viên X-Quang, tạp vụ, bảo vệ, căn tin; 5 F0 là bệnh nhân, thân nhân người bệnh từng đến bệnh viện, chưa xác định nguồn lây từ cộng đồng hay từ bệnh viện.

Bệnh viện có trách nhiệm xây dựng quy trình đảm bảo phòng chống lây nhiễm, đảm bảo an toàn và duy trì hoạt động khám, chữa bệnh đối với các bệnh nhân đang điều trị nội trú.

Cán bộ, viên chức, người lao động, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không được ra, vào khu cách ly, thực hiện nghiêm 5K. Trường hợp đặc biệt phải được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?