Sáng 4/2, Hải Dương có thêm 37 ca mắc mới Covid-19 trong cộng đồng

Bản tin 6h ngày 4/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có thêm 37 ca mắc mới COVID-19, trong cộng đồng đều ghi nhận tại Hải Dương. Đây là những công nhân khu công nghiệp thuộc TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đã được cách ly, không có nguy cơ lây ra cộng đồng.

Số ca mắc ở Việt Nam:

- Tính đến 6h ngày 04/02: Việt Nam có tổng cộng 1059 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 366 ca.

- Tính từ 18h ngày 03/02 đến 6h ngày 04/02: 37 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Thông tin ca mắc mới: 37 CA MẮC MỚI (BN1912-BN1948) là các ca cộng đồng tại Hải Dương. Cụ thể:

Sáng 4/2, Hải Dương có thêm 37 ca mắc mới Covid-19 trong cộng đồng

- Tỉnh Hải Dương ghi nhận 37 bệnh nhân (BN1912-BN1948), là công nhân khu công nghiệp thuộc thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đã được cách ly, không có nguy cơ lây ra cộng đồng, được lấy mẫu ngày 28/01/2021 xét nghiệm lần 1 âm tính với vi rút SARS-CoV-2.

Ngày 03/02/2021, kết quả xét nghiệm lần 2 có 37 bệnh nhân dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 48.829, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 378

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 22.610

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 25.841

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.461 bệnh nhân COVID-19.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 3ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 7 ca, số ca âm tính lần 3 là 2 ca.

Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, hiện BN1536 đang điều trị tại BV Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất. BN1536 tuổi cao, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm nay.

Từ ngày nhập viện (15/1) đến nay, Tiểu ban điều trị và Hội đồng chuyên môn đã 4 lần tổ chức hội chẩn quốc gia tình hình sức khoẻ của bệnh nhân và yêu cầu BV Phổi Đà Nẵng theo dõi sát sao trường hợp này. Các bác sĩ và điều dưỡng có kinh nghiệm về hồi sức tích cực của BV Đà Nẵng cũng đã được điều động sang BV Phổi để hỗ trợ điều trị cho BN1536.

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Liên quan đến công tác sàng lọc bệnh nhân tại các cơ sở y tế,, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, qua phân tích 240 bệnh nhân COVID-19 mới đợt này cho thấy có đến 80% bệnh nhân không có triệu chứng. Đây là thách thức lớn với các bệnh viện trong quá trình sàng lọc bệnh nhân.

Trong số các bệnh nhân trong đợt dịch mới này chỉ có 1 bệnh nhân nặng, 3 bệnh nhân phải thở oxy, 20 bệnh nhân có diễn biến bệnh cảnh lâm sàng.

Vì vậy, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê đề nghị tất cả các bệnh viện quay lại khai thác kỹ tiền sử dịch tễ tất cả người đến khám.

“Nếu cứ đợi bệnh nhân ho, sốt, khó thở thì sẽ dễ bỏ sót ca bệnh, bệnh nhân sẽ vào giữa bệnh viện”, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cảnh báo và lưu ý trong điều trị phải luôn chú ý mở cửa thông thoáng các phòng khám, khu điều trị và đặc biệt lưu ý vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn.

Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế: - Khẩu trang -Khử khuẩn -Khoảng cách -Không tụ tập - Khai báo y tế

Sáng 4/2, Hải Dương có thêm 37 ca mắc mới Covid-19 trong cộng đồng
Theo Thái Bình/SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?