Bội Nội vụ vừa xây dựng dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), bổ sung thêm các quyền hạn, nhiệm vụ của chủ tịch UBND xã, phường.
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Dự thảo luật dự kiến được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 tới.
Dự thảo luật đề xuất sửa đổi quy định về phân định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp cơ sở với nguyên tắc ưu tiên cho cấp cơ sở. Nếu cấp cơ sở thực hiện tốt thì phân quyền, phân cấp cho cấp cơ sở thực hiện; trừ các công việc vượt quá khả năng thì mới giao cấp tỉnh thực hiện.
Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND cấp xã được quy định tại Điều 22 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Khoản 1 Điều 23 quy định chủ tịch UBND xã thực hiện 19 nhiệm vụ, quyền hạn (từ 1 đến 19). Trong khi đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành, chủ tịch UBND xã chỉ thực hiện 10 nhiệm vụ, quyền hạn.
Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND phường thuộc tỉnh được quy định tại Khoản 2 Điều 22. Theo đó, chủ tịch UBND phường thực hiện 19 nhiệm vụ, quyền hạn như chủ tịch UBND xã và thực hiện thêm 7 nhiệm vụ khác (từ 20 đến 26).
Khoản 3 Điều 22 quy định chủ tịch UBND phường thuộc thành phố trực thuộc trung ương thực hiện 18/19 nhiệm vụ, quyền hạn như chủ tịch UBND xã (trừ nhiệm vụ thứ 14) và thực hiện thêm 6 nhiệm vụ khác (từ 27 đến 32).
Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND cấp cơ sở (Nguồn: Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Tờ trình, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính nêu đề xuất giữ nguyên Hà Tĩnh và 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện nay.
Ông Hùng làm việc theo chế độ hợp đồng được áp dụng như công chức tại cơ quan thuộc diện sáp nhập. Ông không biết mình đăng ký nghỉ việc thì có được hưởng chính sách theo Nghị định 178 hay không?
Theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi quy định về tổ chức đơn vị hành chính và mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp cơ sở, không tổ chức cấp huyện.
Đặt tên địa phương sau sáp nhập là việc hệ trọng, được Nhân dân ủng hộ, góp phần tạo di sản văn hóa bền vững cho thế hệ sau và kỷ nguyên phát triển của dân tộc.
300 đại biểu thanh niên đại diện cho hàng triệu thanh niên Việt Nam dự buổi đối thoại và đặt nhiều câu hỏi "nóng" cho Thủ tướng về chủ đề phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Bộ Nội vụ đề nghị các tỉnh thành tạm dừng trình đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2016, 2022 và 2023.
Lãnh đạo Hà Tĩnh mong Ban Quản lý KKT tỉnh tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, ưu tiên các dự án lớn, chiến lược, có tính lan tỏa và ảnh hưởng cao, sử dụng công nghệ tiên tiến.
Theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một tỉnh cần đạt ba tiêu chuẩn: diện tích, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện. Theo các điều kiện này, Hà Tĩnh hoàn toàn đảm bảo các tiêu chuẩn.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả chủ trương tinh giản, sắp xếp tổ chức bộ máy; các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt trong nền kinh tế, tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực.
Công chức cấp xã đã hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi quy định tại nghị định 29/2023 trước ngày 1/1 thì không được hưởng chính sách, chế độ ở Nghị định 67.
Sáp nhập đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung cần “Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hoá của địa phương và tôn trọng ý kiến của đa số cử tri”.
Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh Nguyễn Trọng Hiếu yêu cầu các phòng, ban, địa phương có giải pháp tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong thời gian tới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2025.
Bí thư Đảng ủy HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tú Anh mong muốn Đảng bộ HĐND tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nhanh chóng tổ chức sắp xếp, đi vào hoạt động hiệu quả.
Tại Kỳ họp thứ 24, HĐND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm một số chức danh thuộc UBND thị xã và quyết định một số nội dung quan trọng khác.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết quy trình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang được triển khai rất khẩn trương với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị nhanh chóng tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, với quan điểm thể chế là động lực, nguồn lực, truyền cảm hứng phát triển.
UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tập trung rà soát kỹ lưỡng, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.
Theo Sở Nội vụ Hà Tĩnh, thông qua hoạt động này nhằm kịp thời phát hiện, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính.
Nội dung Bản đồ hành chính Việt Nam 63 tỉnh thành được quy định tại Điều 7 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT, căn cứ trên các yếu tố như toán học, chuyên môn, địa lý.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu các đơn vị, địa phương ở Hà Tĩnh chủ động nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của công dân để giải quyết ngay từ cơ sở, không để xảy ra tình trạng đơn thư khiếu kiện vượt cấp.
Với quy mô mới thì cấp xã sẽ được đảm nhiệm nhiều chức năng, nhiệm vụ hơn, cùng với đó là thẩm quyền cũng gia tăng. Điều này sẽ cần sự tính toán chi tiết khi thiết kế tổ chức bộ máy của chính quyền.
Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.