Sinh viên Hà Tĩnh nỗ lực mở đường hội nhập

(Baohatinh.vn) - Phát huy truyền thống lịch sử văn hóa và con người quê hương, nhiều sinh viên Hà Tĩnh đã không ngừng nỗ lực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu để mở những lối đi riêng, hội nhập với xu thế chung, cống hiến những giá trị cho cộng đồng, xã hội.

Tại Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hà Tĩnh năm 2023 vừa qua, có 1 dự án duy nhất của nhóm tác giả đang là sinh viên (SV) đạt giải. Đó là dự án “Local Guide - Hướng dẫn viên du lịch địa phương” của nhóm SV Trường Đại học Hà Tĩnh đạt giải khuyến khích chung cuộc. Đây cũng là dự án thuần về lĩnh vực phát triển du lịch duy nhất được xếp giải tại cuộc thi.

Sinh viên Hà Tĩnh nỗ lực mở đường hội nhập

Nhóm sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh nhận giải khuyến khích tại Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo toàn tỉnh năm 2023”.

Dự án “Local Guide - Hướng dẫn viên (HDV) du lịch địa phương” hướng đến xây dựng mô hình kinh doanh đào tạo, cung ứng HDV du lịch là người bản địa cho các đoàn khách tham quan, khám phá các điểm du lịch cộng đồng tại các địa phương. Trong đó, đào tạo lao động tại các địa phương có điểm đến tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trở thành những người có kiến thức và kỹ năng làm HDV du lịch bản địa. Đồng thời, thông qua quản lý của công ty chủ quản mô hình, các cộng tác viên này sẽ trở thành những HDV được điều phối phục vụ các đoàn khách khi có yêu cầu.

Dự án do 5 sinh viên (Trường Đại học Hà Tĩnh) xây dựng gồm: Nguyễn Văn Long, Lê Thị Chi, Lê Trần Thủy Hà, Nguyễn Thị Thùy và Nguyễn Thị Thủy Mây, được đánh giá là ý tưởng mới mẻ, thiết thực và phù hợp trong phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn hiện nay.

Sinh viên Hà Tĩnh nỗ lực mở đường hội nhập

Thác Tiên - một điểm đến hấp dẫn ở bản Phú Lâm (xã Phú Gia, Hương Khê). Nơi đây đang được tỉnh đầu tư xây dựng mô hình du lịch cộng đồng theo hướng du lịch xanh.

SV Nguyễn Văn Long - Nhóm trưởng dự án cho biết: “Các thành viên trong nhóm đều có niềm đam mê du lịch, đặc biệt đều yêu thích việc giới thiệu, quảng bá các điểm đến trên quê hương mình. Sau những kinh nghiệm, nhất là những lần tìm hiểu, tham quan mô hình du lịch cộng đồng ở bản Phú Lâm (xã Phú Gia, Hương Khê) và một số điểm đến khác, chúng tôi đều nhận ra các điểm đến ở Hà Tĩnh rất nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác, phát triển. Trong đó, điểm yếu là chưa có đội ngũ HDV để có thể hỗ trợ các đoàn khách tham quan khám phá, nhóm đã nảy sinh ý tưởng về một mạng lưới cộng tác viên HDV là người bản địa có thể khắc phục hạn chế trên trong bối cảnh hiện nay. Từ ý tưởng nhận được sự đồng tình của các thành viên, thông qua lớp tập huấn “Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo” do Trường Đại học Hà Tĩnh tổ chức, chúng tôi đã cùng bàn bạc xây dựng thành dự án và tham gia dự thi Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hà Tĩnh năm 2023”.

Sinh viên Hà Tĩnh nỗ lực mở đường hội nhập

Sinh viên Nguyễn Văn Long - Trưởng nhóm dự án “Local Guide - Hướng dẫn viên du lịch địa phương” (Trường Đại học Hà Tĩnh).

Điều đặc biệt là 3/5 thành viên thực hiện dự án “Local Guide - Hướng dẫn viên du lịch địa phương” đều quê ở bản Phú Lâm. Đó là Lê Thị Chi, Nguyễn Thị Thùy và Nguyễn Thị Thủy Mây, cả 3 đều mang tâm huyết phát triển du lịch cộng đồng tại quê hương mình thông qua mô hình.

Thầy Biện Văn Quyền - Phó Trưởng khoa Sư phạm, phụ trách lớp tập huấn “SV khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” (Trường Đại học Hà Tĩnh) cho biết: “Bên cạnh nhận thấy đây là một dự án mang tính thiết thực, tính khả thi cao phục vụ tốt cho chủ trương đẩy mạnh phát triển các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn mà tỉnh đang triển khai, chúng tôi đánh giá cao tính chủ động, nỗ lực và sáng tạo của các em SV. Các em là những SV tự tin, năng động, dám nghĩ, dám làm và nhất là có ý thức trong việc tìm tòi, tìm hướng đi khởi nghiệp riêng, hướng tới mang lại các giá trị cho bản thân và phục vụ sự phát triển chung của quê hương và cộng đồng nói chung”.

Sinh viên Hà Tĩnh nỗ lực mở đường hội nhập

SV Nguyễn Văn Long và nhóm bạn tiếp tục hoàn thiện dự án, sau khi đạt giải tại cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo toàn tỉnh năm 2023.

Những ngày đầu năm 2024 cũng là khoảng thời gian bận rộn của các thành viên dự án Evenious - mạng xã hội đầu tiên dành riêng cho sự kiện tại Việt Nam. Đây là ứng dụng kết nối người trẻ với hàng nghìn sự kiện và hoạt động thực tế lý thú trên nền tảng Internet. Được biết, dự án Evenious được sáng lập bởi Phạm Xuân Thành - cựu học sinh Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, hiện là SV Trường Đại học Ngoại thương và nhóm 4 SV đều quê Hà Tĩnh gồm: Đặng Nguyễn Bảo Trân (Trường Đại học Ngoại thương); Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Trinh Khang, Nguyễn Anh Bảo (Đại học Bách khoa Hà Nội).

Sinh viên Hà Tĩnh nỗ lực mở đường hội nhập

Nhóm sinh viên Hà Tĩnh thực hiện dự án Evenious.

Phạm Xuân Thành - Giám đốc điều hành và người sáng lập của Evenious cho biết: “Sau khi xây dựng thành công dự án, kêu gọi được đầu tư và đạt giải á quân tại Cuộc thi I - Startup do Liên chi hội đầu tư (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) tổ chức vào tháng 5/2023, chúng tôi đã cho ra mắt ứng dụng Evenious trên 2 nền tảng App Store và CH Play vào dịp tháng 10/2023. Đến nay, ứng dụng Evenious đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng mạng, nhất là giới trẻ. Hiện, các thành viên của nhóm đang tích cực nâng cấp ứng dụng, quảng bá lan tỏa, mời chào các đối tác hợp tác kinh doanh, tích cực thu hút người dùng... để Evenious ngày càng trở nên phổ biến là mạng xã hội dành riêng cho sự kiện tại Việt Nam, được nhiều người ưa thích”.

Sinh viên Hà Tĩnh nỗ lực mở đường hội nhập

Phạm Xuân Thành - Cựu học sinh Trường THPT chuyên Hà Tĩnh hiện đang là sinh viên Trường Đại học Ngoại thương là trưởng nhóm Evenious.

Với slogan chủ đạo mang thế giới xích lại gần nhau hơn, Evenious mong muốn hướng tới kết nối những tương tác đời thật giữa những con người có chung sở thích, niềm tin và đam mê, để từ đó, họ cùng nhau xây dựng nên một cộng đồng, nơi mà mọi người có thể hòa nhập và cùng nhau phát triển. Hiện người dùng cài đặt ứng dụng Evenious hoặc truy cập vào website Evenious.com có thể tìm hiểu, kết nối rất nhiều sự kiện về văn hóa đang và sắp diễn ra như: lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, điện ảnh, các cuộc thi... với đầy đủ thông tin như nội dung sự kiện, thời gian, địa điểm tổ chức, giá vé hoặc miễn phí...

Chị Bùi Thị Tình (23 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Các sự kiện văn hóa, nghệ thuật giải trí... luôn thu hút giới trẻ nhưng trước đây việc tìm kiếm thông tin, đặt chỗ tham gia khiến chúng tôi khá vất vả. Sau khi ứng dụng Evenious ra đời, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Tôi và nhiều bạn bè sống ở Hà Nội cũng như các thành phố lớn rất ưa thích sử dụng ứng dụng này. Chỉ cần đăng ký tài khoản như các mạng xã hội khác, Evenious sẽ cho bạn biết rất nhiều sự kiện đang và sắp diễn ra nơi mình sinh sống, giúp mọi người không bỏ lỡ những hoạt động mà mình yêu thích”.

Sinh viên Hà Tĩnh nỗ lực mở đường hội nhập

Giao diện của ứng dụng Evenious trên trang Evenious.com.

Nói về cảm hứng sáng lập nên Evenious, Phạm Xuân Thành chia sẻ: “Tôi luôn tự hào về truyền thống quê hương, chính bản sắc văn hóa, con người Hà Tĩnh với sự cần cù, chịu khó, luôn phấn đấu trong học tập cũng như lao động mà tất cả thành viên trong nhóm luôn nỗ lực, dù gặp nhiều khó khăn cũng không bỏ cuộc để xây dựng thành công dự án. Các thành viên nhóm hầu hết là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh. Điều mà tôi tâm đắc cho đến lúc này là từ khi còn ở bậc phổ thông, chúng tôi luôn được thầy cô dạy dỗ học đi đôi với hành, phải vận dụng lý thuyết để sáng tạo ra những sản phẩm, kết quả có ý nghĩa, giá trị phục vụ cho sự phát triển của cộng đồng. Và Evenious là một sản phẩm mà tôi và các bạn muốn hướng đến điều đó, nhất là trong bối cảnh công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay”.

Sinh viên Hà Tĩnh nỗ lực mở đường hội nhập

Các thành viên nhóm dự án Evenious thảo luận chiến lược phát triển dự án.

Chuyện về nỗ lực hiện thực hóa niềm đam mê khát vọng với những lối đi riêng của nhóm SV Trường Đại học Hà Tĩnh về phát triển du lịch và Phạm Xuân Thành cùng những SV quê Hà Tĩnh với dự án Evenious - mạng xã hội kết nối sự kiện dành cho giới trẻ là 2 trong nhiều ý tưởng, dự án mà học sinh, SV Hà Tĩnh đã và đang miệt mài thực hiện trên cả nước. Điều đó khẳng định, phát huy truyền thống lịch sử văn hóa và con người quê hương núi Hồng - sông La với sự cần cù, sáng tạo, học sinh, SV Hà Tĩnh dù đang sinh sống, học tập ở bất kỳ đâu cũng luôn nỗ lực hội nhập, không ngừng sáng tạo ra những giá trị mới phục vụ cộng đồng, trở thành niềm tự hào của quê hương, tự tin bước ra thế giới với tâm thế của những công dân toàn cầu trong bối cảnh hội nhập.

Chủ đề Tuổi trẻ Hà Tĩnh

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…