Sống động những màn trống hội trên quê hương Vua Mai

(Baohatinh.vn) - “Ấn tượng”, “đặc sắc”, “độc đáo”, “đậm đà truyền thống”... là những mỹ từ được người dân huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) dành cho Câu lạc bộ Trống họ Phạm Bá của xã Mai Phụ.

Thành lập cách đây chưa đầy 2 năm, ban đầu chỉ vài chục người yêu trống trong dòng họ Phạm Bá, nhưng nay, câu lạc bộ (CLB) đã trở thành mô hình sinh hoạt văn hóa độc đáo ở cơ sở, thu hút sự tham gia và cổ vũ của rất nhiều người, trong đó có 60 thành viên đăng ký tham gia.

Video: Các thành viên CLB Trống họ Phạm Bá tập luyện để nâng cao kỹ năng biểu diễn.

Cứ đều đặn mỗi tuần 1 – 2 lần, người dân thôn Hợp Tiến không phân biệt già trẻ, gái trai, mọi người cùng nhau về sân thuộc khuôn viên di tích lịch sử cấp quốc gia đền thờ Phạm Tôn Tuyển học đánh trống. Khi những tiếng “tùng”, “cắc” dần quen thuộc cũng là lúc nét đẹp văn hóa đẹp cổ xưa được quan tâm vun đắp.

1 - Copy.jpg
Con cháu trong dòng họ Phạm Bá tích cực tập luyện trống hội.

Đặc biệt, để duy trì và phát triển câu lạc bộ, con cháu trong dòng họ Phạm Bá đã quyên góp, ủng hộ hơn 100 triệu đồng để câu lạc bộ hoạt động, mua sắm 21 trống, 40 bộ trang phục biểu diễn và các loại dụng cụ khác.

Chị Lê Kiều Hưng - thôn Hợp Tiến (xã Mai phụ) chia sẻ: “Là phụ nữ, thuộc thế hệ trẻ nhưng tôi rất thích đánh trống. Khi được lựa chọn vào câu lạc bộ này, tôi rất vui. Để phát huy nét đẹp truyền thống, góp phần đem niềm vui đến cho mọi người, tôi luôn thu xếp công việc gia đình để tham gia tập luyện, biểu diễn đầy đủ, trách nhiệm, tâm huyết”.

DSC_2166 - Copy.JPG
Các tay trống biểu diễn trong lễ đón nhận bằng di tích lịch sử quốc gia đền thờ Phạm Tôn Tuyển - người con xuất chúng của dòng họ Phạm Bá,

Trong gần 2 năm nay, ở các buổi cúng tế hay lễ hội trên quê hương Vua Mai thường xuyên xuất hiện những âm thanh lúc hối hả, rộn ràng, khi réo rắt, vui nhộn, khi lại trầm hùng, khoan thai... từ những chiếc trống. Tiếng trống vang lên xóa tan bầu không khí yên lặng của các làng quê để đưa mọi người về quá khứ hào hùng của hồn thiêng sông núi, giục giã mọi người cùng nhau sum họp, kết đoàn vui ngày hội...

Chị Lê Thị Thanh (thị trấn Lộc Hà) bày tỏ: “Lần đầu tiên tôi được thưởng thức màn trống hội do CLB Trống họ Phạm Bá biểu diễn là dịp đi dâng hương tại Đền thờ vua Mai Hắc Đế nhân ngày giỗ (ngày 13 tháng giêng âm lịch). Ban đầu, tôi cứ nghĩ ban lễ nghi thuê đội trống từ tỉnh khác về phục vụ, nhưng khi biết đây là “cây nhà lá vườn” thì rất ngạc nhiên. Tôi rất ấn tượng với phong cách biểu diễn, trang phục, nhạc cụ và những hồi trống vang rền nơi sân đền...”.

4 - Copy.jpg
CLB Trống họ Phạm Bá biểu diễn trong ngày giỗ vua Mai Hắc Đế năm 2024.

Anh Phạm Bá Giáo - tộc trưởng họ Phạm Bá cho biết: “Dòng họ chúng tôi là một cự tộc trong vùng, trải qua hơn 400 năm phát triển, nay đã có 7 chi họ với hơn 360 hộ và hơn 1.000 nhân khẩu. Dựa trên nhu cầu thực tế của dòng họ là thường tổ chức các lễ tế, cúng rằm, cúng giỗ và mong muốn được góp phần vào các lễ hội giỗ vua Mai, giỗ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi được tổ chức hằng năm trên địa bàn, chúng tôi đã thành lập CLB trống này. CLB đã góp phần tạo không gian sinh hoạt văn hoá đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho cộng đồng, động viên con cháu phát huy nét đẹp trong thờ cúng tổ tiên và luôn nhớ về nguồn cội...”.

Ông Phạm Bá Thuyết - Chủ nhiệm CLB Trống họ Phạm Bá cho biết: “Ngay từ khi mới thành lập, các thành viên trong CLB đã có ý thức, trách nhiệm rất cao. Họ cùng nhau quyết tâm giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa để phục vụ dòng họ và cộng đồng. Để đưa tiếng trống hội vang xa, Ban Chủ nhiệm CLB thường xuyên động viên và hỗ trợ hội viên. Chúng tôi đã chủ động liên hệ với những nghệ nhân, nghệ sĩ chuyên nghiệp ở Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh cùng các CLB trống ở Nghệ An vào chỉ dạy cách đánh, cách sắp xếp đội hình, cách sử dụng trang phục và hướng dẫn để các động tác đều, đẹp, chuyên nghiệp hơn​”.

Video: Màn biểu diễn của CLB tại lễ đón bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia đền thờ Phạm Tôn Tuyển.

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống