Sự kiện thành lập tỉnh Hà Tĩnh năm 1831 có ý nghĩa lịch sử to lớn

(Baohatinh.vn) - Sự ra đời của tỉnh Hà Tĩnh là một tất yếu lịch sử, khẳng định tầm vóc, vị thế của một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng...

L.T.S: Hướng tới kỷ niệm 190 năm thành lập (1831 - 2021), 30 năm tái lập tỉnh (1991 - 2021), Báo Hà Tĩnh xin giới thiệu đến bạn đọc truyền thống lịch sử, văn hóa, vùng đất và con người Hà Tĩnh, quá trình thành lập, phát triển trong 190 năm qua và những thành tựu sau 30 năm tái lập tỉnh.

Sự kiện thành lập tỉnh Hà Tĩnh năm 1831 có ý nghĩa lịch sử to lớn

Núi Hồng - sông La. Ảnh: Đậu Hà.

Theo các tài liệu khảo cổ học và truyền thuyết, cách đây hàng ngàn năm, vùng đất Hà Tĩnh đã có người sinh sống; vùng Hồng Lĩnh ngày nay được gọi là Kinh đô Ngàn Hống - Thủ đô đầu tiên của nước Xích Quỷ dưới thời Vua Kinh Dương Vương. Thuở Vua Hùng dựng nước Văn Lang, vùng Hà Tĩnh thuộc Bộ Cửu Đức.

Sự kiện thành lập tỉnh Hà Tĩnh năm 1831 có ý nghĩa lịch sử to lớn

Khu di tích lịch sử văn hóa Đại Hùng (thuộc TDP 7, phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) là địa điểm tâm linh duy nhất thờ Đức thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng tại vùng Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong ảnh: Trang trọng Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2021 tại Hà Tĩnh, sáng 21/4 (tức ngày 10/3 âm lịch)

Năm 1831, vua Minh Mệnh thực hiện cuộc cải cách hành chính quy mô toàn quốc, chia cả nước làm 30 tỉnh. Tỉnh Hà Tĩnh ra đời trên cơ sở tách 2 phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An lập thành một tỉnh riêng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, danh xưng Hà Tĩnh xuất hiện là một đơn vị hành chính trực thuộc triều đình.

Vùng Hà Tĩnh lúc bấy giờ có 2 phủ (phủ Hà Hoa và phủ Đức Quang), 6 huyện (Hương Sơn, La Sơn, Thiên Lộc, Nghi Xuân, Thạch Hà, Kỳ Hoa). Là một địa phương nhỏ, nên Tổng đốc Nghệ An kiêm nhiệm cả tỉnh Hà Tĩnh gọi là Tổng đốc An - Tĩnh, dưới có Tuần phủ, Bố chính và Án sát. Về quân đội, có chức Lãnh binh chỉ huy 4 vệ quân. Tuần phủ Hà Tĩnh đầu tiên là Binh bộ Thị lang Nguyễn Danh Giáp.

Sự kiện thành lập tỉnh Hà Tĩnh năm 1831 có ý nghĩa lịch sử to lớn

Đôi bờ sông La. Ảnh: Huy Tùng

Từ năm 1831 - 1833, thành Đại Nài được chọn là tỉnh thành tạm thời của tỉnh Hà Tĩnh khi mới thành lập. Cùng thời điểm đó, Tổng đốc An - Tĩnh và Tuần phủ Hà Tĩnh đã chọn đất xã Trung Tiết (TP Hà Tĩnh ngày nay) để xây dựng tỉnh thành mới.

Sự kiện thành lập tỉnh Hà Tĩnh năm 1831 có ý nghĩa lịch sử to lớn

Núi Nài năm 1976. Ảnh: Sỹ Ngọ

Năm 1833, triều đình cho phép lập tỉnh thành mới và giao cho Tổng đốc Tạ Quang Cự trông coi, điều động 3.000 quân lính xây dựng. Tháng 6 năm Quý Tỵ (từ 17/7 - 14/8/1833), thành Hà Tĩnh xây xong.

Năm 1837, vua Minh Mệnh cắt 4 tổng Lạc Xuyên, Vân Tán, Thổ Ngọa và Mỹ Duệ của huyện Hà Hoa lập thành huyện Hoa Xuyên, lúc này Hà Tĩnh có 7 huyện.

Sự kiện thành lập tỉnh Hà Tĩnh năm 1831 có ý nghĩa lịch sử to lớn

Bến đò Hộ Độ. Ảnh: Sỹ Ngọ

Năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên phủ Hà Hoa thành phủ Hà Thanh, đổi huyện Hoa Xuyên thành Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Hoa thành huyện Kỳ Anh.

Năm 1853, vua Tự Đức bỏ tỉnh Hà Tĩnh đem phủ Đức Thọ nhập vào Nghệ An và lấy phủ Hà Thanh lập thành một đạo gọi là đạo Hà Tĩnh. Đạo Hà Tĩnh gồm các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh do Quản đạo đứng đầu lệ vào tỉnh Nghệ An. Năm 1862 đổi tên huyện Thiên Lộc thành huyện Can Lộc và năm 1864 lại tách đạo Hà Tĩnh ra. Năm 1867, lấy một phần đất phía Nam huyện Hương Sơn đặt thành huyện Hương Khê.

Sự kiện thành lập tỉnh Hà Tĩnh năm 1831 có ý nghĩa lịch sử to lớn

Đường Phan Đình Phùng - TX Hà Tĩnh năm 1993. Ảnh: Sỹ Ngọ

Đến năm 1875, sau khi quay lại tên gọi hành chính là tỉnh Hà Tĩnh thay cho tên gọi là đạo, tỉnh thành Hà Tĩnh dời về xã Trung Tiết và được sửa sang lại. Năm 1881, tỉnh thành được xây dựng lại kiên cố bằng gạch và đá ong. Thành xây theo kiểu vô - băng, trong hào có nhiều sen nên người ta còn gọi thành Hà Tĩnh là “Liên Thành” tức “Thành Sen”.

Sự kiện thành lập tỉnh Hà Tĩnh năm 1831 có ý nghĩa lịch sử to lớn, là bước ngoặt trong tiến trình lịch sử Hà Tĩnh, khẳng định vùng đất này đã phát triển và trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền Trung ương, sánh ngang với các tỉnh trong cả nước.

Việc thành lập tỉnh Hà Tĩnh cũng đã khẳng định việc trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cư dân Hà Tĩnh đã đoàn kết, gắn bó, xây dựng nên truyền thống, nền văn hóa đặc sắc, vừa mang tính chất chung của văn hóa dân tộc, vừa đậm đà sắc thái địa phương, cốt cách Hà Tĩnh.

Sự ra đời của tỉnh Hà Tĩnh là một tất yếu lịch sử, khẳng định tầm vóc, vị thế của một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng; đồng thời mở ra một thời kỳ phát triển mới sau này với những thành tựu vô cùng vẻ vang...

---------------

*Biên soạn theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh

(Còn nữa)

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.