Sức sống mới ở xóm đạo Đại Tiến

(Baohatinh.vn) - Chi hội Nông dân Đại Tiến (thôn Đại Tiến, Thạch Trị, Thạch Hà) có 100% hội viên theo đạo Thiên chúa. Phát huy tinh thần sống tốt đời, đẹp đạo, những năm qua, nông dân thôn Đại Tiến tích cực vươn khơi, bám biển, hăng hái xây dựng NTM...

suc song moi o xom dao dai tien

Trong điều kiện khó khăn, HTX Môi trường thủy hải sản Đại Tiến vẫn tích cực sản xuất, trở thành điểm

Mặc dù thuộc vùng đặc biệt khó khăn, nhưng với những nỗ lực của người dân, thôn Đại Tiến vẫn khởi sắc từng ngày. Theo ông Phan Hữu Nhân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Trị thì việc Đại Tiến đạt được những kết quả cao trong phát triển kinh tế là do người dân đoàn kết, hăng say lao động sản xuất, biết tận dụng tốt các chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước. Toàn thôn có 152 hội viên thì hầu hết đều được hưởng các chính sách, đặc biệt là các chính sách vay vốn ưu đãi lãi suất để phát triển SXKD. Hơn nữa, nhiều phong trào thi đua của các cấp hội đã được gắn với phương châm sống tốt đời, đẹp đạo như: Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng; Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM… Từ các phong trào, đã xuất hiện một số điển hình, trở thành điểm sáng cho nhân dân làm theo.

Ông Phan Hữu Nhân cho biết thêm, Đại Tiến là chi hội vùng biển, 96% gia đình các hội viên chủ yếu theo nghề đánh bắt hải sản. Trong đợt ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển năm 2016, Đại Tiến được đánh giá là một trong các thôn thiệt hại lớn nhất của huyện Thạch Hà. Song, được kịp thời tuyên truyền và giúp đỡ, hướng dẫn kê khai thiệt hại cũng như việc tổ chức rà soát kê khai đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân nên hội viên nông dân và bà con ngư dân Đại Tiến hoàn toàn an tâm tin tưởng, thực hiện việc kê khai và nhận đền bù đúng quy định, không có khiếu kiện, khiếu nại. Đến nay, thôn đã nhận hơn 20 tỷ đồng tiền đền bù sau sự cố môi trường biển.

Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Đại Tiến Nguyễn Quang Thiệu chia sẻ, ngay sau khi Nhà nước công bố biển an toàn, nhân dân tích cực vươn khơi đánh bắt hải sản theo hướng dẫn, quy định của Nhà nước. Không những vậy, hiện tại, sau khi nhận các khoản hỗ trợ, đền bù, nhiều hộ đã đầu tư thêm thuyền để đánh bắt, nâng tổng số thuyền trong toàn thôn đến nay lên gần 100 chiếc. Tuy nhiên, thuyền của các hộ dân công suất nhỏ, đánh bắt gần bờ, không phát huy hết hiệu quả kinh tế. Do đó, hiện tại, nhiều hộ dân đang bàn bạc, tham khảo để thực hiện góp vốn, vay vốn đóng thuyền có công suất lớn hơn.

Bên cạnh vươn khơi, bám biển, nhiều hội viên còn mạnh dạn vay vốn từ quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách để đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế như chăn nuôi lợn, gà, nuôi trồng hải sản. Điển hình có thể kể đến HTX Môi trường thủy hải sản Đại Tiến, với 15 thành viên, tổng nguồn vốn đầu tư hơn 13 tỷ đồng, 5 ha nuôi trồng tôm của HTX đã được thả giống, dự kiến đến tháng 8 năm nay sẽ có thu hoạch.

Ông Nguyễn Đình Dung - Giám đốc HTX cho biết: “Mặc dù trong điều kiện khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm sản xuất, hiện vẫn còn một số ao tôm chưa được thả giống do hết vốn, sau khi nhận tiền bồi thường, chúng tôi tiếp tục thả giống để phủ kín diện tích. Chúng tôi mong muốn Nhà nước sớm đưa ra giải pháp xử lý số lượng sứa tồn kho đã hư hỏng. Đồng thời, tiếp tục có các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là vay vốn để người dân có nguồn vốn đầu tư SXKD”.

Còn gia đình chị Ngô Thị Tín thuộc diện hộ cận nghèo, mới đây, gia đình chị đã vay 20 triệu đồng từ quỹ hỗ trợ nông dân để chăn nuôi gà. Chị Tín cho hay, dù đã có vốn nhưng người dân vẫn chưa quen với hình thức chăn nuôi tập trung, số lượng lớn nên mong muốn cấp trên sớm có các lớp hướng dẫn kỹ thuật xây dựng các mô hình nông nghiệp cho người dân.

Không những tích cực làm kinh tế, người dân thôn Đại Tiến ngày càng nêu cao vai trò trách nhiệm xây dựng quê hương. Đóng góp công sức, tiền của làm đường giao thông, chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan xóm làng sạch đẹp. Trong các đợt phát động xây dựng nông thôn mới của Hội Nông dân, hơn 80% hội viên trong thôn nhiệt tình tham gia, tích cực san phẳng mặt đường, phá bỏ vườn tạp, xây dựng vườn mẫu. Từ đầu năm 2017 đến nay, toàn thôn đã hoàn thành gần 1 km đường giao thông; chỉnh trang vườn hộ cho 18 hộ.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.