Tác động của TPP lên tài chính và kinh tế vĩ mô Việt Nam

(Baohatinh.vn) - Theo nhà phân tích kinh tế này, các lợi ích về thương mại mà Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đem đến cho Việt Nam là quá rõ ràng, tuy nhiên, các tác động về tài chính và kinh tế vĩ mô của hiệp định này với nước ta lại không được nhắc đến thường xuyên.

tac dong cua tpp len tai chinh va kinh te vi mo viet nam

Công nhân làm việc tại nhà máy may của công ty SL Global đặt ở ngoại thành Hà Nội. (Ảnh: Reuters)

Bài bình luận dưới đây do Giáo sư Kinh tế K.C. Fung của Đại học California, Santa Cruz viết và đăng tải trên tạp chí Nikkei Asian Review vào hôm qua (3/4).

Ông Fung từng là cố vấn kinh tế cấp cao tại Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng (CEA) làm việc dưới thời 2 Tổng thống Mỹ là George H.W. Bush và Bill Clinton. Hiện ông đang hợp tác đào tạo với Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR).

Theo nhà kinh tế này, Việt Nam thường được nhắc đến như là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP – hiệp định thương mại gồm 12 nước tham gia, dẫn đầu đàm phán bởi Hoa Kỳ và Nhật Bản. Không có gì phải nghi ngờ về các lợi ích thương mại mà TPP đem đến cho Việt Nam, tuy nhiên, các tác động về tài chính và kinh tế vĩ mô của TPP đối với quốc gia này lại không được nhắc đến nhiều.

Sau 7 năm ròng rã đàm phán, 12 nước thành viên của TPP đã chính thức ký kết thỏa thuận cuối cùng tại thành phố Auckland, New Zealand vào hôm 4/2 mới đây. TPP được đánh giá là một thỏa thuận thương mại chất lượng cao với các chương mới, có sáng tạo, đề cập đến các vấn đề như phát triển kinh tế kỹ thuật số, các tiêu chuẩn lao động và vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Việt Nam có khả năng sẽ được hưởng lợi từ xuất khẩu cao hơn, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn hơn và sức bật từ tăng trưởng kinh tế. Nhờ TPP, các loại thuế nhập khẩu và các hàng rào phi thuế quan đối với hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ được cắt giảm tại các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, Nhật Bản.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như dệt may, hàng điện tử tiêu dùng Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên đáng kể. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), TPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng lên đến 10% vào năm 2030. Tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến cũng tăng lên gần 30% trong 14 năm tới.

Ngoài lợi ích về thương mại, Việt Nam được cho là sẽ chứng kiến thêm những cải thiện về tình hình tài chính, bao gồm sự gia tăng về lượng dự trữ ngoại hối – yếu tố kinh tế trước nay thường khá bấp bênh, thậm chí trong năm 2015, thấp hơn giá trị nhập khẩu 3 tháng – mức tối thiểu được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đề xuất cho hầu hết các nền kinh tế.

Với sự gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam sẽ bắt đầu chứng kiến một dòng chảy ngoại hối ổn định hơn vào kho dự trữ của mình cùng với thặng dư tài khoản vãng lai lớn hơn. Xuất khẩu ròng về hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam đã cải thiện hơn trong một vài năm qua, tuy nhiên, thặng dư tài khoản vãng lai năm 2015 chỉ đạt 1,3 tỷ USD. Một dự báo về kịch bản thâm hụt trong năm nay cũng đã được đưa ra, trong đó, lần thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam gần đây nhất là vào năm 2010 với 4,3 tỷ USD.

Việt Nam đã giảm thiểu mức độ quản lý đồng nội tệ trong những năm qua, tuy vậy VND vẫn mất giá đến 3 lần trong năm ngoái. Một trong những lợi ích của TPP là có thể giúp tiền đồng trở nên ổn định hơn.

Từ lâu, lạm phát đã là một vấn đề gây đau đầu đối với Việt Nam mặc dù những năm gần đây chỉ số này đã giảm xuống mức có thể kiểm soát. Một phần của kết quả trên được đánh đổi bằng tốc độ tăng trưởng chậm hơn do từ trước đến nay, Việt Nam thường phải nhờ tới việc mở rộng tín dụng trong nước để thúc đẩy các hoạt động kinh tế. Ví dụ, trong năm 2010, tăng trưởng tín dụng Việt Nam đạt đến 27% kéo theo lạm phát năm tiếp đó lên đến 19%.

Để kiềm chế lạm phát, tăng trưởng tín dụng Việt Nam năm 2013 đã giảm xuống còn 12,5%, kéo lạm phát 2 năm sau đó giảm theo trông thấy. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy, chính phủ Việt Nam còn khá e dè trong việc sử dụng công cụ tăng trưởng tín dụng để thúc đẩy phát triển kinh tế mà bất kể nguy hiểm nếu xảy ra tác dụng phụ như lạm phát 2 con số. TPP giúp mở ra một kênh mới, bền vững hơn để thúc đẩy tăng trưởng cho Việt Nam đồng thời làm giảm gánh nặng cho chính phủ khi không cần phải dựa quá nhiều vào tín dụng trong nước.

Một sự cải thiện trong thương mại và kinh tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động. Khoảng ¼ trong tổng số 91 triệu người dân Việt Nam đang trong độ tuổi từ 15 đến 34. Mỗi năm, hơn 1 triệu người tham gia vào lực lượng lao động. Tuy vậy, theo Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), gần 40% lực lượng lao động Việt Nam từ 15-29 tuổi có việc làm dễ bị tổn thương, ví dụ như công việc không được trả lương cho các thành viên trong gia đình.

Dưới tác động của TPP, các hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng trong ngành may mặc, da giày và thiết bị điện tử có khả năng sẽ tăng. WB ước tính rằng TPP có thể giúp thúc đẩy lương thực tế của người lao động không có tay nghề của Việt Nam lên đến 14% trong năm 2030.

Trong quá khứ, chính phủ Việt Nam có thể tạo ra việc làm bằng chính sách tài khóa mở rộng – cái mà có thể làm cạn kiệt ngân sách nhà nước và gia tăng nợ công. Thâm hụt ngân sách của Việt Nam đã gia tăng đáng kể kể từ năm 2011 và có thể vẫn giữ ở mức khoảng 5% GDP trong tương lai gần. TPP có thể là một giải pháp cứu cánh quan trọng cho Việt Nam để giảm thiểu sự phụ thuộc quá lớn vào các công cụ như trên.

Ngoài ra, TPP sẽ giúp Việt Nam trở thành một điển đến hấp dẫn hơn đối với luồng vốn FDI, qua đó làm gia tăng việc làm. Thực tế, các công ty nước ngoài như Intel, Nike, Uniqlo và Samsung Electronics đang tạo ra một số lượng việc làm, trong đó có những việc làm chất lượng cao, tại Việt Nam, nhiều hơn so với số lượng việc làm được tạo ra từ các doanh nghiệp trong nước.

Về mặt tài chính, TPP sẽ buộc các doanh nghiệp nhà nước (SOE) Việt Nam phải trở nên cạnh tranh hơn về giá cả và chất lượng. Một trong những thành tựu lớn của TPP là cho phép cạnh tranh một cách bình đẳng với các SOE – khu vực trước nay vẫn nhận được trợ cấp từ chính phủ hoặc những ưu tiên trong các hoạt động liên quan đến thương mại. TPP có thể sẽ có tác dụng gây áp lực lên khu vực SOE Việt Nam, khiến hoạt động của khu vực này trở nên hiệu quả và có lợi nhuận.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã bắt tay vào việc cải cách hệ thống ngân hàng, cắt giảm số lượng ngân hàng xuống chỉ còn từ 15-22 ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống dưới 4% vào tháng 6/2015, đồng thời vào 11/2015, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s đã nâng triển vọng hệ thống ngân hàng Việt Nam lên mức “ổn định” dựa trên hiệu quả kinh tế tích cực hơn.

Tuy nhiên, khu vực ngân hàng Việt vẫn còn kém sinh lợi. Hơn nữa, khả năng tồn tại lâu dài của nó vẫn còn gắn chặt với hiệu quả và lợi nhuận của các khách hàng lớn là các SOE. Những đổi mới trong cách thức hoạt động của ngành ngân hàng dưới tác động của TPP có thể sẽ làm giảm bớt gánh nặng cho khu vực này đồng thời cho phép các nhà băng Việt có thể đứng vững được trong dài hạn.

(Theo Nikkei Asian Review)

Chủ đề Khu kinh tế Vũng Áng

Đọc thêm

Khai trương showroom VinFast Hà Tĩnh 2

Khai trương showroom VinFast Hà Tĩnh 2

Showroom VinFast Hà Tĩnh 2 không chỉ là nơi trưng bày và kinh doanh sản phẩm mà còn là cầu nối giữa VinFast với khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.
Ra mắt toà chung cư cao cấp mang phong cách châu Âu tại Hà Tĩnh

Ra mắt toà chung cư cao cấp mang phong cách châu Âu tại Hà Tĩnh

Dự án toà căn hộ D' Metropole - Luxury Apartments hứa hẹn sẽ chinh phục được trái tim người mua nhà nhờ vị trí đắc địa, thiết kế sang trọng, tiện ích đẳng cấp, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu sống nghỉ dưỡng – tiện nghi của khách hàng.
Giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại

Giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại

Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn 9999 cùng bật tăng mạnh cả triệu đồng một lượng trong phiên giao dịch sáng đầu tuần (18/11) do hưởng lợi từ đà tăng của giá vàng thế giới.