Tầm soát phát hiện sớm người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong cộng đồng

(Baohatinh.vn) - Mỗi năm, Hà Tĩnh có trên 2.000 lượt khám liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Vì vậy, việc tầm soát phát hiện sớm bệnh để điều trị là giải pháp hết sức quan trọng.

Dù ở địa bàn xa xôi, song đều đặn mỗi tháng, ông Trần Văn Hoan (55 tuổi, xã Điền Mỹ, huyện Hương Khê) vẫn xuống Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh để được các y bác sỹ thăm khám và cấp thuốc điều trị ngoại trú bệnh COPD, hướng dẫn cách sử dụng thuốc để kiểm soát và phòng ngừa cơn hen.

CL3A.jpg
Bác sỹ Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh thăm khám cho một bệnh nhân bị COPD.

Ông Hoan chia sẻ: “Tôi bị bệnh COPD đã hơn 3 năm nay. Xuống bệnh viện, ngoài việc thăm khám theo định kỳ thì vấn đề quan trọng nhất là được các bác sỹ hướng dẫn cụ thể cách dùng thuốc và chế độ sinh hoạt, ăn uống”.

COPD là sự tắc nghẽn đường thở tiến triển ngày càng nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất thường của đường thở và nhu mô phổi do các phần tử và khí độc hại. Là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não.

Bác sỹ Đặng Huề - Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh) cho biết: “COPD là bệnh mạn tính, khi đã mắc, người bệnh phải chung sống suốt đời cùng bệnh. Bệnh nhân mắc COPD thường kèm suy nhược, suy giảm chức năng cơ xương, hội chứng chuyển hóa, trầm cảm và ung thư phổi. Đây là căn bệnh toàn thân tàn phá tim mạch, chuyển hóa, đái tháo đường, cơ xương khớp… Tuy nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và tuân thủ điều trị dự phòng đúng cách, bệnh sẽ được kiểm soát hiệu quả, các triệu chứng như: khó thở, khó thở khi gắng sức... sẽ thuyên giảm, bệnh tiến triển chậm lại, từ đó sẽ giảm nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm".

cl2a-4950.jpg
Các bệnh nhân bị COPD tập phục hồi chức năng hô hấp.

Từ năm 2018, Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh triển khai thành lập Phòng Quản lý bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản với đầy đủ nhân lực, trang thiết bị và thuốc thiết yếu. Qua 6 năm triển khai, số lượng bệnh nhân ngày càng đông. Bệnh viện theo dõi sát sao bệnh nhân bằng việc hằng tháng gọi điện thoại nhắc nhở dùng thuốc đúng cách và chế độ sinh hoạt phù hợp. Hiện có hơn 300 bệnh nhân trên toàn tỉnh định kỳ đến nhận thuốc và tuân thủ điều trị tại bệnh viện, hạn chế tối đa các đợt điều trị cấp phải nhập viện do bệnh gây ra. Cùng với Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, toàn tỉnh hiện có 7 đơn vị tuyến tỉnh và huyện triển khai quản lý ngoại trú cho gần 2.500 bệnh nhân bị COPD và hen phế quản.

Được biết, phục hồi chức năng hô hấp trong điều trị COPD được Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh khuyến cáo như một phương pháp điều trị hiệu quả. Phương pháp này giúp bệnh nhân cải thiện được tình trạng khó thở, tăng khả năng gắng sức, giúp ổn định hoặc cải thiện bệnh, giảm số đợt kịch phát phải nhập viện điều trị, giảm số ngày nằm viện, tiết kiệm chi phí điều trị.

cl-1a-9244.jpg
Bệnh nhân COPD được hướng dẫn các bài tập và chế độ sinh hoạt để duy trì, phục hồi chức năng hô hấp.

Ông Đặng Bá Thừa (83 tuổi, xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc) đã có trên 60 năm hút thuốc lào và mắc bệnh COPD hơn 4 năm. Gần đây, ông ho nhiều, khó thở, nhiều đờm, phải nhập viện điều trị đợt cấp tại Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh. Sau 2 tuần được áp dụng các biện pháp điều trị chuẩn tại Khoa Hồi sức cấp cứu, đồng thời được can thiệp các biện pháp không dùng thuốc như: phục hồi chức năng phổi, được tư vấn áp dụng chế độ ăn phù hợp nên sức khỏe đã dần ổn định.

"Khi xuống điều trị, các y bác sỹ hướng dẫn rất kỹ việc tập phục hồi chức năng phổi. Cứ tầm khoảng 16 giờ là được yêu cầu xuống phòng để thực hiện các bài tập. Đặc biệt, bệnh viện yêu cầu tuyệt đối không hút thuốc và thực hiện nghiêm chế độ ăn uống nhờ đó tình trạng ho và khó thở đã giảm một cách tích cực" - ông Thừa chia sẻ.

Được biết, bên cạnh nỗ lực điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh COPD, Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh còn tăng cường công tác tầm soát, sàng lọc người mắc COPD thông qua việc lồng ghép với tầm soát bệnh lao trong cộng đồng. Hiện nay, Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh đang tổ chức sàng lọc, tầm soát lao tại tất cả các xã, phường, thị trấn đến các địa bàn huyện Đức Thọ, huyện Thạch Hà, huyện Kỳ Anh và TP Hà Tĩnh. Thông qua việc sàng lọc lao, các y bác sỹ còn phát hiện các triệu chứng mắc COPD của người dân để tư vấn, hướng dẫn điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn biến nặng. Đồng thời duy trì hiệu quả sinh hoạt câu lạc bộ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản với hơn 200 bệnh nhân nội trú, ngoại trú tham gia.

Năm 2024, hoạt động khám sàng lọc bệnh COPD và hen phế quản của bệnh viện được lồng ghép vào hoạt động khám phát hiện bệnh lao trong cộng đồng. Nhờ Chương trình chống lao quốc gia trang bị cho bệnh viện xe và máy chụp hiện đại kèm theo đã tạo thuận lợi trong việc thăm khám, tầm soát về bệnh lao tại cơ sở.

Chúng tôi đã triển khai xe X-quang kỹ thuật số lưu động tới các xã, phường, thị trấn để tiến hành sàng lọc người có nguy cơ mắc bệnh trong cộng đồng. Tại các buổi sàng lọc đã giúp các y, bác sỹ phát hiện kịp thời các tổn thương phổi, các dấu hiệu mắc lao, mắc COPD và các bệnh lý về hô hấp của người dân. Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc COPD, đội ngũ y bác sỹ bệnh viện sẽ cho làm các xét nghiệm chuyên sâu, hướng dẫn một số bài tập về chức năng hô hấp để xác định bệnh mức độ bệnh.

Bác sỹ Nguyễn Đức Quảng - Giám đốc Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.