(Baohatinh.vn) - Lễ hội thả đèn hoa đăng cầu sức khỏe tại chùa Tượng Sơn (xã Sơn Giang, Hương Sơn, Hà Tĩnh) được tổ chức hằng năm vào Rằm tháng Giêng nhằm tưởng nhớ, tri ân về công lao to lớn của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và cầu cho quốc thái dân an.
Nhân ngày Rằm tháng Giêng, huyện Hương Sơn tổ chức lễ hội cầu sức khoẻ tại chùa Tượng Sơn. Đây là một trong những hoạt động tưởng niệm 233 năm ngày mất Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1791 - 2024).
Tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam - Trụ trì chùa Tượng Sơn đã chia sẻ ý nghĩa về cầu sức khoẻ, cầu cho quốc thái dân an, Nhân dân an lạc và lòng biết ơn, tri ân về công lao to lớn của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác mất ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Hợi 1791. Chùa Tượng Sơn là nơi gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Đại danh y. Từ xa xưa, phật tử ở chùa Tượng Sơn xem Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông là Bồ Tát Thầy Thuốc (hạnh nguyện Dược Sư) hiện thân, cứu dân độ thế.
Sau lễ dâng hương, tụng kinh cầu nguyện quốc thái dân an, cầu một năm mới sức khoẻ bình an, lãnh đạo các cấp, ngành huyện Hương Sơn cùng các tăng ni, phật tử và đông đảo bà con Nhân dân đã thực hiện nghi lễ thả hoa đăng trên bến Rồng - sông Ngàn Phố.
Các tăng ni, phật tử và đông đảo bà con Nhân dân thả đèn hoa đăng, cầu nguyện cho một năm mới bình an, dồi dào sức khỏe.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là tấm gương sáng về y đức, y đạo, y thuật để người đời noi theo, là hiện thân của một nhân cách lớn về lòng cương trực và chí khí thanh cao, được người đời tôn kính, ngưỡng mộ.
Đại danh y đã để lại cho đời một bộ sách đồ sộ, quý giá: "Y tông tâm lĩnh” gồm có 28 tập, 66 quyển với hàng ngàn bài thuốc hay, phát hiện bổ sung trên 300 vị thuốc nam để đồng nghiệp cùng thời và các thế hệ mai sau cùng nghiên cứu sử dụng.
Cùng với vấn đề về y đức, y đạo, y lý, y thuật, dưỡng sinh… Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác còn đề cập nhiều đến hai chữ “lợi danh” trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là trong Thượng Kinh ký sự.
Lễ hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, đậm bản sắc văn hoá truyền thống, thu hút hàng ngàn du khách về chiêm bái và tham gia.
Tại quê ngoại Hà Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu về y thuật, chữa bệnh cứu người. Nhiều di sản y học vô cùng quý báu được Đại danh y để lại cho hậu thế.
Sau nhiều nỗ lực xây dựng, KDL sinh thái Đá Bạc Eco thuộc xã Nam Điền (Thạch Hà) do ông Nguyễn Minh Trang (SN 1964, trú tại TP Hà Tĩnh) làm chủ đã được công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh.
10 năm làm Trưởng thôn Động Eo, xã Sơn Tiến (Hương Sơn, Hà Tĩnh), chị Phan Thị Thủy luôn nỗ lực gắn kết cộng đồng, đưa thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu.
Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Tự hào được sinh ra và lớn lên trên quê hương của Đại danh Lê Hữu Trác, thế hệ trẻ Hà Tĩnh luôn ý thức trách nhiệm phát huy giá trị truyền thống, cống hiến xây dựng quê hương.
Như tiếng chuông chùa ngân vọng bên dòng Ngàn Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh), những tác phẩm y học, văn học của Đại danh y Lê Hữu Trác để lại khiến hậu thế thêm kính ngưỡng tài năng, nhân cách của ông.
Công tác chuẩn bị cho lễ hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười ở TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đang được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo hoạt động đón du khách về chiêm bái và tham gia các hoạt động văn hoá.
Cùng với các vị danh nhân tiêu biểu khác, Bạt Quận công Dương Trí Trạch đã góp phần rất lớn trong việc tạo dựng, vun đắp nên bản sắc văn hóa đặc sắc của mảnh đất Hà Tĩnh.
Em Lê Anh Thư (lớp 9A, Trường THCS Mỹ Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã giành 1 giải khuyến khích và 1 giải chuyên đề tại chung kết toàn quốc Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024.
Ông quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, làm quan dưới thời Vua Lê Hiển Tông nhà Lê Trung Hưng. Khi đi sứ phương Bắc, ông được Vua nhà Thanh phong làm Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa và tặng áo cẩm bào.
Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Với 12 tham luận trình bày tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, vở thanh xướng kịch “Linh thiêng Đồng Lộc” do Nhà hát NTTT Hà Tĩnh dàn dựng, đã tạo ra sức lan tỏa lớn đến khán giả cả nước.
Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
Ông Võ Thanh Bang (SN 1960) - giáo dân ở Giáo họ Yên Hòa (xã Sơn Giang, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã "truyền lửa" để bà con phát huy tinh thần "kính Chúa, yêu nước", sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.
Với người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh), cánh diều Hải Thượng và thú chơi diều sáo của Đại danh y Lê Hữu Trác là một nét đẹp văn hóa đã đi sâu vào tâm thức từ bao đời.