Thạch Hà hoàn thành các kịch bản ứng phó với mưa bão

(Baohatinh.vn) - Là huyện thường xuyên bị tác động bởi mưa bão, triều cường nên năm nay, các địa phương ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chủ động xây dựng các phương án phòng chống thiên tai sớm, chuẩn bị tích cực, đầy đủ về mọi mặt...

Thạch Hà hoàn thành các kịch bản ứng phó với mưa bão

Người dân thôn Sông Hải (xã Thạch Sơn) san cá để gia cố, tu sửa lồng bè, đề phòng mưa lớn do ảnh hưởng của siêu bão MangKhut...

Những ngày này, người dân thôn Sông Hải, xã Thạch Sơn đang tất bật hơn vì theo dự báo, siêu bão Mangkhut và nhiều cơn bão khác có thể gây ảnh hưởng đến tỉnh ta. 63 hộ nuôi cá trong thôn đã gấp rút kiểm tra mức độ an toàn của các lồng, mua dây thừng mới để neo giằng, chọn vị trí để di chuyển các lồng gần khu vực xả nước của bara Đò Điệm, dọn dẹp hồ để san cá khi cần thiết...

Thạch Hà hoàn thành các kịch bản ứng phó với mưa bão

Người dân Thạch Sơn ra quân làm mương thoát nước dọc các trục đường chính trước mùa mưa bão...

Tại Thạch Bàn, ngoài sự chuẩn bị để hạn chế thiệt hại tại ao hồ, tài sản thì việc di dời, sơ tán người dân cũng đã được tính toán cẩn trọng, có phương án chi tiết. Ông Nguyễn Viết Hải - Chủ tịch UBND xã Thạch Bàn cho biết: “Nếu có gió bão từ cấp 9 đến cấp 10 thì xã chúng tôi có 150 hộ/ 250 khẩu phải di dời, còn nếu từ cấp 11 trở lên thì tăng lên 320 hộ/750 khẩu; chủ yếu ở các thôn Thanh Long, Tân Phong, Vĩnh Sơn... Hiện nay, chúng tôi đã xây dựng các phương án cụ thể tùy vào mức độ thiên tai để sơ tán dân, chủ yếu là bằng thuyền, ô tô và xe máy về trụ sở xã, các trường học, các nhà cao tầng và những nơi an toàn khác”..

Thạch Hà hoàn thành các kịch bản ứng phó với mưa bão

Người dân Thạch Lạc ra quân vớt bèo tây, khơi thông dòng chảy để hạn chế tối đa tình trạng ngập úng, tắc dòng khi có mưa bão...

Không chỉ có Thạch Bàn mà 12 xã vùng ven biển, ven cửa sông cũng đã xây dựng phương án cụ thể để sơ tán dân, trong đó các xã ven biển có 675 hộ/1.275 khẩu khi có bão nhỏ và 1.550 hộ/4.340 khẩu khi có bão từ cấp 11 trở lên. Cùng với đó, 1.348 hộ/2.520 khẩu ở các vùng hạ du, 22 hồ chứa, ven sông suối, vùng có nguy cơ bị lũ quyét, sạt lở... cũng đã có phương án để đảm bảo an toàn. Hiện nay, người dân đang được tuyền truyền, nhắc nhở để nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai, chấp hành nghiêm túc khi có lệnh sơ tán...

Thạch Hà hoàn thành các kịch bản ứng phó với mưa bão

Các địa phương ở Thạch Hà đang dồn sức làm GTNT, thủy lợi nội đồng để hoàn thành kế hoạch trước mùa mưa bão, tránh ảnh hưởng chất lượng công trình và đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa (ảnh chụp ở xã Thạch Xuân)...

Để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND huyện Thạch Hà đã sớm xây dựng kế hoạch PCTT, TKCN trong mùa mưa bão 2018. Theo đó, gần như các “kịch bản” đều đã được chuẩn bị chi tiết, đầy đủ, mang tính khả thi cao, nhất là các phương án về: sơ tán dân đến nơi an toàn; huy động lực lượng, phương tiện, nhu yếu phẩm; ứng cứu các tuyến đê, đập Bún (xã Bắc Sơn), Kẻ Gỗ - Bộc Nguyên; đảm bảo trật tự ATGT và ANTT; an toàn cho tài sản, tàu thuyền; cứu trợ xã hội và chăm sóc y tế...

Ông Nguyễn Văn Sáu - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thạch Hà thông tin thêm: Công tác chuẩn bị để thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ” đã cơ bản hoàn tất. Đặc biệt, đến thời điểm này, toàn huyện đã huy đồng được 17.417 lượt người tham gia nạo vét 15.894 m3 bùn đất để khơi thông 5,5 km dòng chảy và 12.360 m3 bùn đất ở 103 km kênh mương nội đồng, góp phần phòng tránh maa lũ có hiệu quả...

Chủ đề TẬP TRUNG ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ MƯA LŨ

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.