Thăm đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Ngắm vẻ thâm trầm, uy nghi của di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng (xã Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh) càng thêm tưởng nhớ công lao to lớn của ông đối với đất nước.

Video: Đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng ở xã Thạch Khê

Thăm đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng ở Hà Tĩnh

Trương Quốc Dụng (1797-1864) sinh ra và lớn lên ở làng Phong Phú, nay là xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Ông nổi tiếng là thần đồng từ nhỏ, 25 tuổi đỗ tú tài, 29 tuổi đỗ Tiến sỹ khoa Kỷ Sửu (1829). Trong ảnh:Toàn cảnh Di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trương Quốc Dụng nhìn từ trên cao.

Thăm đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng ở Hà Tĩnh

Sau khi đỗ Tiến sĩ, ông được bổ nhiệm làm Tri phủ Tân Bình Gia Định (1830), năm sau được thăng Lang trung bộ Hình. Trải qua các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, ông đều giữ nhiều chức vụ quan trọng. Trong ảnh: Cổng vào đền thờ Trương Quốc Dụng.

Thăm đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng ở Hà Tĩnh

Năm 1834, ông cùng các vị đại thần Trương Minh Giảng, Nguyễn Xuân lập công lớn khi dẫn quân đánh đuổi giặc Xiêm La xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Nam. Sau khi giặc Pháp xâm lược nước ta, ông nhiều lần được triều đình cử làm tướng, dẫn quân ra Bắc đánh thắng nhiều trận. Tháng 6/1864, trong một trận đánh truy quét giặc ngoài biển ở đồn Quảng Yên (Quảng Ninh), quân ta thất thế, Trương Quốc Dụng cùng phó tướng Nguyễn Văn Giai (Quỳnh Lưu, Nghệ An) và 380 binh sỹ hy sinh. Trong ảnh: 4 trụ Hoa biểu trước điện thờ trong khuôn viên đền thờ.

Thăm đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng ở Hà Tĩnh

Trương Quốc Dụng hy sinh ngày 26 tháng 6 năm Giáp Tý (1864). Sau khi mất, ông được vua Tự Đức ban tên thụy là Văn Nghị, truy phong hàm Đông các Đại học sĩ và ban cấp lụa, tiền để đưa quan tài về an táng tại quê nhà, vua còn gửi Dụ văn và Chế văn về làng Phong Phú để phúng điếu. Trong ảnh: Hoa văn được đắp tinh xảo trên trụ Hoa biểu trước điện thờ.

Thăm đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng ở Hà Tĩnh

Không chỉ có công trạng đối với đất nước trong vai trò một vị tướng, Trương Quốc Dụng còn là một bậc trí thức điển hình, một nhà cải cách chính trị, nhà khoa học về thiên văn học và là một nhà sử học lớn. Ông để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị về tư liệu và nghiên cứu. Đó là: Trương Nhu Trung thi tập (chữ Hán) và các tác phẩm văn xuôi chữ Hán: Thoái thực ký văn, Văn quy tân thể, Khâm định việt sử thông giám cương mục. Trong ảnh: Đoàn viên thanh niên xã Thạch Khê xem văn bia khắc ghi công trạng của Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng trong khuôn viên đền thờ.

Thăm đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng ở Hà Tĩnh

Đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng hiện nằm ở thôn Vĩnh Tiến (xã Thạch Khê, Thạch Hà) được Nhân dân xây dựng từ sau khi ông mất, nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của người con kiệt xuất của quê hương. Về sau, nhiều lần đền được trùng tu tôn tạo. Năm 2009, đền và khu mộ của Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng được Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Thăm đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng ở Hà Tĩnh

Hiện, đền thờ Trương Quốc Dụng có tổng diện tích khoảng hơn 5.000 m2, bao gồm nhiều hạng mục công trình như: Cổng vào, 4 trụ hoa biểu (dân gian gọi là cột nanh), hồ nước, nhà thượng điện, hạ điện, nhà thờ dòng họ... Trong đó, nổi bật có công trình 4 trụ hoa biểu được đắp, khắc hoa văn tinh xảo với các câu đối ca ngợi công lao của Đông các đại học sỹ và khu điện thờ ông.

Thăm đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng ở Hà Tĩnh

Điểm nhấn trước điện thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng là 2 con voi chầu được đắp khắc bằng vôi vữa, đá thể hiện sự uy nghiêm, tôn kính nơi thờ tự vị tướng tài năng, hết lòng vì đất nước.

Thăm đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng ở Hà Tĩnh

Bên trong điện thờ có bức chân dung Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng với vẻ uy nghi, trang trọng.

Thăm đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng ở Hà Tĩnh

Đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng là địa chỉ được nhiều du khách thập phương và các bạn trẻ thường xuyên lui tới dâng hương, tham quan. Trong ảnh: Một đạo sắc phong do vua Tự Đức ban cho Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng được đặt trong điện thờ của ông.

Thăm đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng ở Hà Tĩnh

Em Dương Phan Hải Anh, học sinh lớp 11A1 (Trường THPT Nguyễn Trung Thiên, Thạch Hà) bày tỏ: "Đến thăm ngôi đền, tìm hiểu các thông tin về cuộc đời và sự cống hiến to lớn của Đông các đại học sỹ, chúng em thêm tự hào về truyền thống quê hương, có thêm động lực phấn đấu trong học tập". Trong ảnh: Các đoàn viên thực hiện quét mã QR tìm hiểu về thông tin đền thờ.

Thăm đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng ở Hà Tĩnh

Thời gian qua, bên cạnh tăng cường chăm sóc, bảo tồn di tích đền thờ Tiến sỹ Trương Quốc Dụng, Đảng ủy và UBND xã Thạch Khê còn chỉ đạo ban văn hóa, các đoàn thể tăng cường quảng bá di tích bằng nhiều hình thức truyền thông. Qua đó, lan tỏa hơn nữa những giá trị di sản văn hóa mà Đông các đại học sỹ để lại đến Nhân dân địa phương cũng như du khách gần xa.

Ông Trương Quốc Hải
Phó Bí thư Đảng ủy xã Thạch Khê

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.