Thành kính tưởng nhớ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu

(Baohatinh.vn) - Lễ dâng hương là dịp để người dân Hà Tĩnh và du khách tưởng nhớ, tri ân công đức của Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu đối với dân tộc.

Chiều 19/3, tại di tích đền Eo Bạch (xã Kỳ Lợi), TX Kỳ Anh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 647 năm ngày mất Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu.

AG7A0572.jpeg
Đền Eo Bạch nằm dưới chân núi Ô Tôn (Vũng Áng), là nơi thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu. Trải qua quá trình trùng tu, tôn tạo, năm 2005, đền Eo Bạch được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Cùng với đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu ở xã Kỳ Ninh, vào ngày 11 - 12/2 (âm lịch) hằng năm, tại đền Eo Bạch cũng tổ chức lễ giỗ.
dâng hương.jpeg
Lễ giỗ tưởng nhớ 647 năm ngày mất của Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu là dịp để Nhân dân và du khách thập phương có dịp ôn lại thân thế, sự nghiệp của quý phi; để hiểu sâu sắc hơn bản “Kê minh thập sách” được các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá như áng văn chính trị kiệt xuất gần 700 năm nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong ảnh:Lãnh đạo TX Kỳ Anh dâng hương, dâng hoa tưởng niệm 647 năm ngày mất Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu tại đền Eo Bạch.
_DCV5784-3.jpeg
_DCV5731-3.jpeg
_DCV5416-3.jpeg
Trước đó, vào tối ngày 18/3, UBND xã Kỳ Lợi cũng đã tổ chức các hoạt động như: văn nghệ, bắn pháo hoa, giải bóng chuyền... nhằm hướng tới kỷ niệm lễ giỗ lần thứ 647 của Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu.

Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, là con gái của đại thần Nguyễn Tướng Công. Bà sớm nổi tiếng thông tuệ, hiểu văn chương. Năm Long Khánh thứ nhất (1373), Nguyễn Thị Bích Châu được vua Trần Duệ Tông tuyển làm Tả cung Quý phi, lấy hiệu là Phù Dung. Lúc bấy giờ, chế độ phong kiến nhà Trần suy vong, nhân tài không được trọng dụng, Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu thảo bản “Kê minh thập sách” đưa ra được những điểm trọng yếu nhất, thiết thực nhất về đường lối chính trị, văn hóa, quân sự để có thể giúp vua trị vì đất nước.

Năm 1377, nhà vua đem quân đi đánh Chiêm Thành, Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu khuyên ngăn vua không được, bà đã xin đi theo để hộ giá. Trong trận giao chiến với giặc, quý phi đã bị trúng tên độc và từ trần vào đêm 11 rạng ngày 12 tháng 2 năm 1377.

Ba ngày sau, vì bệnh nặng lại thương tiếc quý phi, nhà vua phiền não nên cũng băng hà. Lúc này, triều đình lập vua mới, Trần Phế Đế lên ngôi. Nhà vua lệnh cho quần thần rước linh cữu vua Trần Duệ Tông về bằng đường bộ, còn linh cữu của Quý phi Bích Châu đi đường biển. Chờ lâu ngày biển vẫn không lặng, triều đình đành xuống chiếu cho quan quân an táng linh cữu và lập miếu thờ quý phi tại núi Ô Tôn, vùng Eo Bạch, huyện Kỳ Hoa, thuộc Châu Hoan, nay là thôn Hải Phong, xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh...

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).