Thí sinh Hà Tĩnh đạt giải nhì Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” tuần thứ 5

(Baohatinh.vn) - Kết thúc tuần thi thứ 5 Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” trên mạng xã hội VCNET, Hà Tĩnh có 1 thí sinh đạt giải nhì.

Thí sinh Hà Tĩnh đạt giải nhì Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” tuần thứ 5

Anh Trần Hoàng Nhân công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh là người đạt giải nhì trong tuần thi thứ 5.

Trong tuần thi thứ 5 (từ 10h ngày 10/11/2021 đến 9h ngày 17/11/2021), cả nước đã có 272.522 người tham gia với 619.958 lượt thi, trong đó có 56.296 người trả lời đúng cả 5 câu hỏi.

Thí sinh Hà Tĩnh đạt giải nhì Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” tuần thứ 5

Tỉnh Hà Tĩnh cùng với TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Nghệ An là 3 địa phương tiếp tục dẫn đầu cả nước về số người tham gia thi.

Thí sinh Trần Hoàng Nhân công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh là người đạt giải nhì trong tuần thi thứ 5.

Thí sinh Hà Tĩnh đạt giải nhì Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” tuần thứ 5
Thí sinh Hà Tĩnh đạt giải nhì Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” tuần thứ 5
Thí sinh Hà Tĩnh đạt giải nhì Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” tuần thứ 5

Được biết, kể từ khi cuộc thi diễn ra đến nay, Hà Tĩnh đã có 4 thí sinh đạt giải, trong đó có 2 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải ba.

Cuộc thi nhằm mục đích lan tỏa thông điệp về chủ trương phòng chống dịch trong trạng thái bình thường mới với chính sách, biện pháp phù hợp để phòng, chống, “thích ứng an toàn, linh hoạt”, “sống chung” với dịch bệnh; đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch bệnh COVID-19; nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho người dân.

Câu hỏi Cuộc thi tuần 6 (từ 10h ngày 17/11 đến 9h ngày 24/11/2021)

Câu 1: Theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (Luật số 03/2007/QH12), hành vi nào bị nghiêm cấm?

A. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

B. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

C. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

D. Tất cả các hành vi trên.

Câu 2: Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo, học sinh, sinh viên có trách nhiệm gì?

A. Đeo khẩu trang khi đến trường, khi ra về và những thời điểm cần thiết; thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, nhất là tại các thời điểm: trước khi đến trường, sau khi ra về; thực hiện giãn cách theo hướng dẫn của giáo viên, ban giám hiệu nhà trường.

B. Thông báo với cha mẹ, giáo viên nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở để được khám, tư vấn, điều trị; cài đặt và bật các ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh.

C. Không khạc, nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi. Có trách nhiệm phối hợp với nhà trường phòng, chống dịch COVID-19.

D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 3: Tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV ngày 13/11/2021, trong bài phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nêu yêu cầu nào về công tác phòng, chống dịch?

A. Tiếp tục thực hiện nghiêm các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội và điều hành của Chính phủ, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan; không được để dịch bùng phát trở lại.

B. Nâng cao năng lực phân tích, dự báo để khẩn trương hoàn thiện, ban hành và tổ chức triển khai hiệu quả, thông suốt, thống nhất Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch.

C. Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống y tế; củng cố, hoàn thiện và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng.

D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 4: Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số quy định về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào?

A. Ngày 06/11/2021.

B. Ngày 16/11/2021.

C. Ngày 01/01/2022.

Câu 5: Ngày 14/11/2021, tại cuộc gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo nội dung gì về vấn đề học trực tuyến?

A. Chính phủ nhất quán quan điểm không thể để học sinh học trực tuyến quá lâu.

B. Xây dựng nhiều phương án ứng phó với dịch bệnh trong việc dạy và học.

C. Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan tiếp tục nâng cấp hạ tầng viễn thông và hỗ trợ sóng miễn phí, trang thiết bị học cho học sinh, triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” hiệu quả hơn.

D. Tất cả các nội dung trên.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.