Thời Covid-19, người tiêu dùng Hà Tĩnh “chuộng” thanh toán online

(Baohatinh.vn) - Thời đại bùng nổ công nghệ, giao dịch online trở thành dịch vụ “hot” trên thị trường tài chính - ngân hàng. Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, người tiêu dùng chuyển mạnh sang kênh trực tuyến thì “cuộc đua” của các ngân hàng càng sôi động hơn…

Thời Covid-19, người tiêu dùng Hà Tĩnh “chuộng” thanh toán online

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều người ngại sử dụng tiền mặt

Trong thời điểm nhạy cảm của dịch bệnh Covid-19, việc giãn cách xã hội đã bớt sự bất tiện nhờ các dịch vụ trực tuyến “lên ngôi”. Hệ thống tiện ích từ dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng, “app” thanh toán trung gian (zalo pay, ví điện tử…) đã kết nối người tiêu dùng - ngân hàng - cửa hàng, siêu thị… một cách tốt nhất.

Chị Lê Thị Hiền (phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh) đã đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Agribank từ mấy năm nay. Trước đây, nhu cầu của chị chủ yếu để thanh toán những món hàng có giá trị lớn hoặc tiền điện, tiền nước, từ thời điểm “cách ly xã hội” thì dịch vụ còn giúp chị “đi chợ online”.

“Đọc thông tin trên báo chí thấy tiền mặt có nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 nên từ đồ dùng đến thực phẩm hàng ngày như gạo, thịt, cá…, tôi đều thanh toán bằng chuyển khoản. Qua dịch vụ banking, bên bán hàng sẽ nhận tiền gần như tức thì nên rất thuận lợi cho mua sắm online” - chị Hiền cho biết.

Thời Covid-19, người tiêu dùng Hà Tĩnh “chuộng” thanh toán online

“Chợ online” sôi động mùa dịch Covid-19 đã tạo điều kiện để các ngân hàng tăng nhanh dịch vụ ngân hàng trực tuyến

Còn chị Nguyễn Hoa Nữ (phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh) thì luôn tận dụng dịch vụ thanh toán quét mã QR tại các cửa hàng, siêu thị. “Thanh toán trực tuyến nhanh chóng, thuận tiện, tôi gần như không còn sử dụng tiền mặt khi mua hàng. Đối với dịch vụ này còn thường xuyên có khuyến mãi từ bên cung cấp, chẳng hạn được giảm từ 30.000 - 50.000 trên mỗi hóa đơn; giảm 5 - 10%/đơn hàng…”.

Vì thế mà, “chợ online” ở Hà Tĩnh chưa bao giờ sôi động như bây giờ, kể cả những người bán hàng ăn sáng với mỗi giao dịch chỉ từ 50.000 - 60.000 đồng vẫn sẵn sàng mở thanh toán trực tuyến 24/24h để không bị “lạc hậu” giữa thời Covid-19.

Thời Covid-19, người tiêu dùng Hà Tĩnh “chuộng” thanh toán online

Vừa đáp ứng nhu cầu hoạt động thông suốt tại ngân hàng, Vietcombank Hà Tĩnh cũng tư vấn khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, nhằm hạn chế tiếp xúc, tránh lây nhiễm dịch bệnh

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà - Trưởng phòng Dịch vụ - Khách hàng Vietcombank Hà Tĩnh cho biết: “Chi nhánh đã triển khai các kịch bản kinh doanh dự phòng nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch ngân hàng thiết yếu thông suốt như thanh toán, chuyển tiền, rút tiền… Bên cạnh đó, tư vấn khách hàng mở thẻ, đăng ký dịch vụ E-mobile Banking, Enternet - Banking nhằm tăng hiệu quả và hạn chế tiếp xúc khi thực hiện giao dịch trực tiếp”.

Trong khi đó, Agribank Hà Tĩnh và Agribank Hà Tĩnh II quảng bá mạnh mẽ cho dịch vụ tiết kiệm trực tuyến trên E-mobile Banking, giúp khách hàng không cần phải đến ngân hàng giao dịch tiền mặt trực tiếp.

Thời Covid-19, người tiêu dùng Hà Tĩnh “chuộng” thanh toán online

Hầu hết các ngân hàng đều gia tăng khuyến mãi dịch vụ banking để “kích thích” khách hàng

Bắt kịp xu hướng chung, BIDV có chính sách tặng 100% phí giao dịch trên BIDV online, BIDV SmartBanking cho khách hàng cá nhân đăng ký mới dịch vụ.

VietinBank cộng thêm lãi suất đến 0,3%/năm (mức cộng thêm áp dụng tùy thời điểm và từng kỳ hạn khác nhau) so với trần lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm thông thường tại quầy đối với khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến trên kênh VietinBank iPay, ứng dụng iPay mobile App hoặc ATM có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên.

Những ngân hàng nhỏ như: Seabank, Tecombank, MSB, SHB, HDbank… cũng không đứng ngoài “cuộc đua” sôi động khi áp dụng những chính sách phí ưu đãi, “kích thích” mạnh mẽ dịch vụ online banking.

Có thể nói, bối cảnh dịch Covid-19 trở thành “chất xúc tác” nhằm tác động vào thói quen của người tiêu dùng, chuyển từ giao dịch trực tiếp sang giao dịch tài chính không dùng tiền mặt, cũng là cơ hội cho các ngân hàng chiếm lĩnh thị phần trên lĩnh vực ngân hàng điện tử.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.