Thu nhập "bọt bèo", đồng muối Hộ Độ giờ chỉ còn người già làm việc!

(Baohatinh.vn) - Từ cuối năm 2018, xã Hộ Độ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) ban hành chính sách hỗ trợ cho diêm dân trở lại với nghề muối. Tuy nhiên, năm đầu tiên áp dụng chính sách, diện tích sản xuất muối thực tế chỉ đạt 5% kế hoạch đề ra. Trên những đồng muối Hộ Độ giữa cái nắng đổ lửa là hình ảnh những người già đang "chống lưng với trời" để đổi lấy hạt muối.

Thu nhập “bọt bèo”, đồng muối Hộ Độ giờ chỉ còn người già làm việc!

Trước đây, toàn xã Hộ Độ có hơn 70% người dân làm nghề muối.

Xã Hộ Độ có hơn 1.900 hộ với khoảng 8.000 dân. Trước đây, toàn xã có đến hơn 70% hộ dân làm nghề muối, nhưng những năm gần đây, tỷ lệ này giảm dần. Người dân bỏ làm muối để đi theo nghề phụ như: Phụ hồ, làm thuê, mua bán đồng nát... Năm 2019, toàn xã chỉ còn 48 hộ bám trụ với nghề muối.

Trước thực tế đó, tháng 1/2018, HĐND xã Hộ Độ đã ra Nghị quyết số 24/2018/NQ-HĐND về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn xã Hộ Độ giai đoạn 2018 - 2020.

Thu nhập “bọt bèo”, đồng muối Hộ Độ giờ chỉ còn người già làm việc!

Đã giữa vụ muối của năm 2019 nhưng diện tích sản xuất chỉ đạt 5% kế hoạch

Theo đó, đối với cải tạo, khai hoang, phục hóa nại muối bỏ hoang từ 2 năm về trước đưa vào sản xuất có sản phẩm sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng/sào (không quá 10 triệu đồng/hộ); hỗ trợ 50.000 đồng/ô đen làm mới.

Theo kế hoạch năm nay, toàn xã sẽ tập trung sản xuất muối đạt diện tích là 15 ha. Thế nhưng thời điểm này, khi muối đang bước vào chính vụ thì tổng diện tích được người dân đưa vào sản xuất chỉ 5,5 ha (đạt 37% kế hoạch); sản lượng chỉ đạt khoảng 40 tấn (đạt 5% kế hoạch), thay vì 900 tấn như kế hoạch đề ra.

Thu nhập “bọt bèo”, đồng muối Hộ Độ giờ chỉ còn người già làm việc!

Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn xã Hộ Độ giai đoạn 2018 - 2020 chưa tạo được cú hích cho nghề muối.

Sau khi ban hành nghị quyết, đến cuối năm 2018, toàn xã hỗ trợ phục hoá được 1,5 sào với số tiền hỗ trợ 3 triệu đồng; 304 ô đen, hỗ trợ 15,2 triệu đồng. Năm 2019, xã đang chuẩn bị tiến hành nghiệm thu và chi hỗ trợ.

Ông Hoàng Hải Đường - Phó Chủ tịch UBND xã Hộ Độ cho biết: “Kinh phí địa phương có hạn, dẫu muốn đồng hành cùng bà con diêm dân giữ nghề nhưng chúng tôi không thể hỗ trợ cao hơn. Hơn nữa, thu nhập từ nghề muối quá thấp, công việc lại vất vả nên bà con đã không còn mặn mà nữa”.

Thu nhập “bọt bèo”, đồng muối Hộ Độ giờ chỉ còn người già làm việc!

Cực nhọc để làm ra hạt muối, nhưng thu nhập quá thấp khiến bà con không còn mặn mà với nghề

“Không chỉ thế, những năm gần đây, những người dân làm nghề muối Hộ Độ gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất. Những thay đổi bất thường của thời tiết cùng với đó là hiện tượng ngọt hóa sông Nghèn cũng khiến việc sản xuất không thuận lợi. Vì vậy, diện tích bỏ hoang ngày càng nhiều” - ông Đường phân tích thêm.

Thu nhập “bọt bèo”, đồng muối Hộ Độ giờ chỉ còn người già làm việc!

Trên những cánh đồng muối Hộ Độ, giữa cái nắng đổ lửa là hình ảnh người già, trẻ nhỏ đang "chống lưng với trời" để đổi lấy hạt muối. Ảnh: Đình Nhất

Bắt gặp trên cánh đồng muối Hộ Độ giữa cái nắng đổ lửa là hình ảnh những người già đang chống lưng với trời để đổi lấy hạt muối. Cũng có nhiều người làm muối tỏ ra chán nản, bế tắc nhưng phần vì không có đất trồng trọt, phần vì luyến lưu với nghề truyền thống địa phương nên họ vẫn phải cố theo.

Bà Lê Thị Kỳ (thôn Yên Thọ, xã Hộ Độ) bộc bạch: "Muối rẻ, không ai mua, có lúc chúng tôi phải đẩy xe đi bán dạo. Bây giờ bọn trẻ thoát ly đi làm ăn, chúng tôi già cả, không có nghề phụ nên vẫn bám trụ với nghề muối. Thôi thì được đồng nào hay đồng đó!”.

Thu nhập “bọt bèo”, đồng muối Hộ Độ giờ chỉ còn người già làm việc!

Những cánh đồng muối bỏ hoang nhiều năm ở Hộ Độ

“Chúng tôi chỉ mong sao, nhà nước có chính sách quan tâm hỗ trợ diêm dân, đảm bảo bao tiêu sản phẩm hoặc có các dịch vụ thu mua để người dân yên tâm sản xuất” - bà Kỳ trải lòng.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Xứng danh "Doanh nghiệp vì người lao động"

Xứng danh "Doanh nghiệp vì người lao động"

Thực hiện đầy đủ chế độ theo quy định, đảm bảo việc làm, thu nhập cho công nhân, các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh đang nỗ lực để xứng đáng với danh hiệu “Doanh nghiệp vì người lao động”.