“Thủ phủ” bánh đa nem Hà Tĩnh tất bật vào vụ tết

(Baohatinh.vn) - Những ngày này, bà con nhân dân xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) tăng tốc sản xuất để cung ứng bánh đa nem cho thị trường tết Nguyên đán 2023. Từ sáng sớm, các cơ sở sản xuất bắt đầu sáng đèn, bước vào ngày làm việc bận rộn...

“Thủ phủ” bánh đa nem Hà Tĩnh tất bật vào vụ tết

Tại cơ sở sản xuất của ông Trần Hữu Nghĩa (thôn Bình, xã Thạch Hưng), dây chuyền máy tráng bánh đa nem hoạt động hết công suất. Điện và củi được đảm bảo liên tục để hơi nước bốc lên đều, bánh chín liên tục nhằm ổn định chất lượng bánh.

“Thủ phủ” bánh đa nem Hà Tĩnh tất bật vào vụ tết

Theo người dân, nguyên liệu chính để làm bánh đa nem là gạo, đường và muối. Khâu chọn gạo được bà con tuyển lựa rất công phu, đem ngâm 2 - 3 tiếng, để ráo nước rồi xay thành bột. Bột gạo phải có độ mịn vừa phải. Đường được nấu lên và hòa tan với bột rồi tráng bánh. Bánh mới tráng xong có độ mỏng vừa phải, dẻo dai.

“Thủ phủ” bánh đa nem Hà Tĩnh tất bật vào vụ tết

“Bình thường mỗi ngày, máy tráng 2 tạ gạo, cho ra lò khoảng 30 nghìn bánh thì dịp này cơ sở của tôi làm 4 tạ gạo, tương đương 60 nghìn bánh. Dịp này, khách quen từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã đặt hàng, số đơn hàng dip tết đã gấp 2-3 lần ngày thường”, chị Nguyễn Thị Nga (thôn Bình, xã Thạch Hưng) chia sẻ.

“Thủ phủ” bánh đa nem Hà Tĩnh tất bật vào vụ tết

“Bánh đa nem được làm quanh năm nhưng thời điểm 2 tháng cuối năm là thời điểm bận rộn nhất ở làng nghề. Để đảm bảo giao hàng đúng số lượng và thời gian, gia đình tôi phải làm việc cả ngày lẫn đêm. Đơn hàng cũ giờ vẫn còn rất nhiều, trong khi đơn hàng mới ngày nào cũng có. Tôi phải thuê thêm 3 - 4 nhân công để cung cấp đủ sản phẩm cho khách", chị Lê Thị Hoa (thôn Bình, xã Thạch Hưng) cho hay.

“Thủ phủ” bánh đa nem Hà Tĩnh tất bật vào vụ tết

Bánh sau khi tráng xong được trải trên từng tấm phên làm bằng tre. Thời tiết ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình phơi bánh. Nếu trời mưa, bánh sẽ bị mốc, nếu trời nắng to hoặc quá hanh bánh sẽ bị giòn, nứt.

“Thủ phủ” bánh đa nem Hà Tĩnh tất bật vào vụ tết

Vì vậy, thời tiết thích hợp để phơi bánh là lúc nắng nhẹ. Lá bánh sẽ dẻo, mềm, dễ cuốn; khi rán lên có màu vàng, không quá ngấm mỡ, giòn rụm.

“Thủ phủ” bánh đa nem Hà Tĩnh tất bật vào vụ tết

Các phên nứa phơi bánh được người dân tận dụng ở những khu đất rộng rãi, sạch sẽ để “đón nắng”.

“Thủ phủ” bánh đa nem Hà Tĩnh tất bật vào vụ tết

Khi bánh đã đủ khô, người dân nhanh tay thu gom, chở phên bánh về xưởng sản xuất.

“Thủ phủ” bánh đa nem Hà Tĩnh tất bật vào vụ tết

Ngay sau đó, nhân công tiến hành bóc bánh ra khỏi phên để thực hiện công đoạn cắt, đóng gói.

“Thủ phủ” bánh đa nem Hà Tĩnh tất bật vào vụ tết

"Gia đình tôi đầu tư máy hút chân không để hoàn thiện công đoạn gói bánh trước khi xuất bán. Những ngày này, chiếc máy hút này hoạt động liên tục để kịp các đơn hàng”, ông Trần Hậu Quang (thôn Bình, xã Thạch Hưng) chia sẻ.

“Thủ phủ” bánh đa nem Hà Tĩnh tất bật vào vụ tết

Bình thường giá bánh dao động từ 16.000 - 18.000 đồng/tệp (khoảng 100 bánh). Tuy nhiên, thời điểm tết giá cao hơn, khoảng 20.000 - 30.000 đồng/tệp, trung bình mỗi ngày các cơ sở thu về khoảng 10 - 15 triệu đồng.

Toàn xã hiện có hơn 120 hộ làm bánh đa nem, giải quyết việc làm cho hơn 200 lao động địa phương. Doanh thu của nghề bánh đa nem xã Thạch Hưng đạt khoảng 31,2 tỷ đồng/năm, đưa lại thu nhập bình quân từ 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Nghề bánh đa nem xã Thạch Hưng không chỉ đem lại giá trị kinh tế, tạo công ăn việc làm cho bà con mà còn là nơi lưu giữ và phát huy những giá trị của làng nghề truyền thống. Các hộ làm bánh đa nem ở đây đều có ý thức giữ uy tín, chất lượng sản phẩm của địa phương.

Chủ tịch UBND xã Thạch Hưng Nguyễn Chính Đàn

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.