Thủ tướng Chính phủ: Trước khó khăn, ngành nông nghiệp cần ứng phó kịp thời, có chiến lược phát triển sản xuất

(Baohatinh.vn) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, trước những khó khăn, thuận lợi, đòi hỏi toàn ngành vừa có những ứng phó kịp thời, vừa có chiến lược lâu dài để phát triển sản xuất.

Chiều 24/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết ngành NN&PTNT năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.

Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp khoảng 2,65%

Thủ tướng Chính phủ: Trước khó khăn, ngành nông nghiệp cần ứng phó kịp thời, có chiến lược phát triển sản xuất

Báo cáo kết quả thực hiện trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn năm 2020, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, 2020 là năm khu vực nông nghiệp đối mặt với nhiều thách thức chưa từng thấy.

Cùng với đại dịch Covid-19 là thiên tai khốc liệt dị thường (mưa đá diện rộng ở 7 tỉnh miền núi phía Bắc; hạn khắc nghiệt ở cả 3 vùng Bắc, Trung, Nam; mặn, kiệt ở Đồng bằng sông Cửu Long; bão chồng bão, lũ chồng lũ ở các tỉnh miền Trung). Cùng với đó, dịch bệnh nguy hiểm trên cây trồng, vật nuôi ở cấp độ khu vực và toàn cầu nguy cơ bùng nổ, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ: Trước khó khăn, ngành nông nghiệp cần ứng phó kịp thời, có chiến lược phát triển sản xuất

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường: Trong khó khăn, nông nghiệp tiếp tục khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế, phấn đấu vươn lên phát triển bền vững, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế toàn cầu, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.

"Trong bối cảnh khó khăn đó, được sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt Thủ tướng Chính phủ; toàn ngành đã nỗ lực vượt khó, sáng tạo, khát vọng vươn lên, bám sát thực tiễn, quyết liệt hành động với các giải pháp cơ cấu lại ngành, đổi mới mô hình tăng trưởng, khơi thông nguồn lực đầu tư của toàn xã hội. Vì vậy, năm 2020, nông nghiệp vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá cao, các chỉ tiêu chủ yếu Chính phủ giao đều đạt và vượt kế hoạch” - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

Thủ tướng Chính phủ: Trước khó khăn, ngành nông nghiệp cần ứng phó kịp thời, có chiến lược phát triển sản xuất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở NN&PTNT và một số sở, ngành liên quan.

Kết quả đạt được các chỉ tiêu tổng hợp năm 2020: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành khoảng 2,65%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,2 tỷ USD; trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%; thu nhập của cư dân nông thôn đạt 43 triệu đồng/người.

Thủ tướng Chính phủ: Trước khó khăn, ngành nông nghiệp cần ứng phó kịp thời, có chiến lược phát triển sản xuất

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, năm 2020 ghi nhận cơ cấu lại ngành nông nghiệp đi vào thực chất, hiệu quả hơn; quy mô và trình độ sản xuất được nâng cao, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy các lợi thế từng vùng, miền, chuyển dịch theo hướng hiện đại.

Đồng thời, tiếp tục tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt để thúc đẩy phát triển và cơ cấu lại ngành nông nghiệp,… với các giải pháp đồng bộ, đã tạo đà duy trì tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 2,65%, tăng trưởng giá trị sản xuất khá cao trên hầu hết các lĩnh vực.

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ: Trước khó khăn, ngành nông nghiệp cần ứng phó kịp thời, có chiến lược phát triển sản xuất

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Trước những khó khăn, thuận lợi, đòi hỏi toàn ngành nông nghiệp vừa có những ứng phó kịp thời, vừa có chiến lược lâu dài để phát triển sản xuất.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với nhiều sự kiện chính trị trọng đại. Tình hình quốc tế, khu vực và trong nước được dự báo có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, trong đó đại dịch Covid-19 tiếp tục tác động tiêu cực trên nhiều mặt. Trước những khó khăn, thuận lợi đó, đòi hỏi toàn ngành vừa có những ứng phó kịp thời, vừa có chiến lược lâu dài để phát triển sản xuất.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành nông nghiệp thực hiện đồng bộ các giải pháp đã được hội nghị thống nhất đề ra, trong đó tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa của từng vùng miền; thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường, ứng dụng công nghệ cao, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng Chính phủ: Trước khó khăn, ngành nông nghiệp cần ứng phó kịp thời, có chiến lược phát triển sản xuất

Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường, ứng dụng công nghệ cao, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng nông thôn mới, sớm hoàn thành sửa đổi Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới; trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường nông thôn.

Xây dựng các phương án ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, bão lũ, sạt lở; xây dựng và triển khai đề án tổng thể về sắp xếp, di dời, bố trí lại dân cư vùng chịu ảnh hưởng thiên tai. Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025.

Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi nông nghiệp số; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong toàn ngành.

Thủ tướng Chính phủ: Trước khó khăn, ngành nông nghiệp cần ứng phó kịp thời, có chiến lược phát triển sản xuất

Phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị lãnh đạo, các phòng ban liên quan của ngành nông nghiệp tiếp thu các kế hoạch, định hướng phát triển của Bộ NN&PTNT, đặc biệt là các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để hoàn thành cao nhất mục tiêu, chỉ tiêu nông nghiệp năm 2021.

Chỉ tiêu cơ bản năm 2021 của ngành NN&PTNT:

  • Tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp khoảng 2,7 - 3%.
  • Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản trên 2,8 - 3,1%;
  • Kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản trên 42 tỷ USD;
  • Tỷ lệ che phủ rừng ổn định mức 42% và nâng cao chất lượng rừng;
  • Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 70%; ít nhất 200 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
  • Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh 91%;
  • Thành lập mới 2.000 HTX nông nghiệp; cả nước có 19.500 HTX nông nghiệp, trong đó trên 16.500 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.