Thủ tướng: Đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở ngay trong năm nay

Thủ tướng yêu cầu ngay trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở. Đẩy mạnh số hóa dữ liệu, hồ sơ trong ngành y tế, nhất là hồ sơ sức khỏe suốt đời của người dân.

Chiều 25/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế về các dự thảo đề án quan trọng chuẩn bị trình Bộ Chính trị.

Cùng dự cuộc họp có các đồng chí: Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan Trung ương.

img0135-1742900814448397612849-6961.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về các dự thảo đề án quan trọng chuẩn bị trình Bộ Chính trị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo đề án xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển giáo dục và đào tạo (do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì) và dự thảo đề án xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển (do Bộ Y tế chủ trì).

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh việc chuẩn bị của các cơ quan chủ trì; nêu rõ đây là hai vấn đề rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, rất thiết thực với người dân, rất quan trọng với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nhanh, bền vững, lấy con người là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, nguồn lực và động lực phát triển.

img0147-1742900810231887018206-6044.jpg
Thủ tướng giao các cơ quan chủ trì tiếp tục hoàn thiện các đề án để báo cáo cấp có thẩm quyền, với tinh thần khẩn trương, chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Giao các cơ quan chủ trì tiếp tục hoàn thiện các đề án để báo cáo cấp có thẩm quyền, với tinh thần khẩn trương, chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm, Thủ tướng yêu cầu rà soát việc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo có liên quan của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ trong hai lĩnh vực này.

Đây cũng là những vấn đề toàn dân, toàn diện, liên quan tới cả hệ thống chính trị, công việc có phạm vi rộng, yêu cầu cao, nguồn lực và thời gian có hạn, trong bối cảnh chúng ta phải cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn, quan trọng; do đó, phải xác định một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mang tính "đòn bẩy, điểm tựa" để tập trung triển khai, làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó, không dàn trải về đối tượng và thời gian, tránh lãng phí.

Thủ tướng lưu ý việc xây dựng chương trình phải đồng thời đề xuất các cơ chế, chính sách và lộ trình cụ thể, phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn; bảo đảm khả thi, hiệu quả, tạo chuyển biến căn bản trong thực tiễn.

img0150-1742900810222467448810-8512.jpg
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với đề án Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển giáo dục và đào tạo, Thủ tướng chỉ đạo cần tiếp tục bám sát, cụ thể hóa Nghị quyết 29 của Trung ương, Kết luận 91 của Bộ Chính trị về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; trong đó chú trọng một số nội dung: Nâng cao chất lượng dạy và học, phát triển con người toàn diện cả về "đức trí thể mĩ", trong đó tiếp tục coi trọng giáo dục "đức", "trí" và nhấn mạnh thêm giáo dục "thể", "mĩ"; hiện đại hóa, kiên cố hóa trường học, đặc biệt là xây dựng các trường nội trú cho các cháu học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo với tinh thần bảo đảm tiếp cận bình đẳng về giáo dục, không để ai bị bỏ lại phía sau; đẩy mạnh đào tạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh.

Nhấn mạnh yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, Thủ tướng chỉ đạo cần xác định rõ những nhiệm vụ để hoàn thiện thể chế, sửa đổi các luật; đào tạo đội ngũ giáo viên; cơ chế, chính sách hỗ trợ và phát huy tính chủ động của người dạy, người học; xây dựng hạ tầng, đẩy mạnh hợp tác công tư; thúc đẩy học đi đôi với hành, đào tạo gắn với nghiên cứu; đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

img1337-17429008144621544731716-6964.jpg
Thủ tướng yêu cầu ngay trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với đề án xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển, Thủ tướng chỉ đạo bổ sung nội hàm về chăm sóc, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân với các mục tiêu cụ thể, ví dụ mỗi người dân khám chữa bệnh bao nhiêu lần trong một năm; phòng ngừa, điều trị các bệnh nan y, bệnh nhiệt đới; phát triển thêm các bệnh viện sản nhi, lão khoa; quan tâm y tế dự phòng và y tế cơ sở, nhất là trong bối cảnh sắp xếp địa giới hành chính, bỏ cấp huyện; có kế hoạch ứng phó già hóa dân số; chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục.

Thủ tướng yêu cầu ngay trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở; ngành giáo dục và đào tạo cũng phải nghiên cứu tăng cường giáo viên về cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đặc biệt là giáo viên dạy ngoại ngữ.

Cùng với đó, đẩy mạnh số hóa dữ liệu, hồ sơ trong ngành y tế, giáo dục, nhất là hồ sơ sức khỏe suốt đời của người dân, hồ sơ học sinh, công việc này cần được tập trung làm trong 6 tháng đầu năm 2025.

baochinhphu.vn

Đọc thêm

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?
Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Từ đầu năm đến nay, trên thế giới ghi nhận số ca mắc Covid-19 gia tăng đáng kể. Tại Hà Tĩnh, số ca bệnh cũng có xu hướng tăng nhẹ và lây nhiễm trong cộng đồng.
Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

BVĐK Hà Tĩnh liên tục tiếp nhận các ca biến chứng nghiêm trọng do tiêm, chuyền tại cơ sở chữa bệnh “chui”. Thực trạng này cảnh báo tình trạng tùy tiện trong chữa bệnh, đẩy nhiều người vào cảnh tiền mất, tật mang.