Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Than thoái toàn bộ vốn khỏi 16 công ty con

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) giai đoạn 2017 - 2020, trong đó có kế hoạch cổ phần hoá, bán vốn và đặc biệt yêu cầu thoái toàn bộ vốn nhà nước tại TKV khỏi 16 doanh nghiệp ngoài ngành.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng: Đề án tái cơ cấu của TKV thu gọn ngành nghề kinh doanh chính của ông lớn này là công nghiệp than; công nghiệp khoáng sản - luyện kim; công nghiệp điện; vật liệu nổ công nghiệp.

thu tuong yeu cau tap doan than thoai toan bo von khoi 16 cong ty con

Ngành Than khoáng sản đang gặp nhiều khó khăn cần được cải tổ

Mục tiêu của Đề án nhằm xây dựng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) thành Tập đoàn kinh tế mạnh có trình độ công nghệ, mô hình quản trị theo hướng hiện đại và chuyên môn hóa cao; cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý; nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh; hoạt động hiệu quả, bền vững; giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu than sản xuất trong nước cho các ngành kinh tế

Theo quyết định của Thủ tướng, Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ (cổ phần hóa vào năm 2019).

Quyết định số 2006/2017 của Thủ tướng cho phép: TKV giữ nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động trong cơ cấu Công ty mẹ - TKV của 16 đơn vị; 8 đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất, giải thể, sắp xếp, tổ chức lại. Cùng với đó là 5 doanh nghiệp do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ; Viện Khoa học công nghệ mỏ; Trường cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam; Bệnh viện Than - Khoáng sản; Tạp chí Than - Khoáng sản.

TKV cũng được nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên tại 3 Công ty cổ phần: Than Vàng Danh, Than Hà Tu, Than Mông Dương và nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ tại 8 Công ty cổ phần và nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ ở 4 Công ty cổ phần

Đặc biệt, quan trọng nhất là Chính phủ yêu cầu TKV thực hiện thoái toàn bộ vốn tại 16 doanh nghiệp. Trong đó có các DN điển hình là: Công ty cổ phần cơ điện Uông Bí, Công ty cổ phần Địa chất và khoáng sản, Công ty cổ phần Vận tải thuỷ, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và hạ tầng, Công ty cổ phần Đầu tư, thương mại, dịch vụ, Công ty cổ phần Cơ khí mỏ và đóng tàu; Công ty cổ phần Du lịch và thương mại; Công ty cổ phần Cơ khí ô tô Uông Bí....

Theo Dân trí

Chủ đề Khu kinh tế Vũng Áng

Đọc thêm

Formosa Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện mục tiêu kép!

Formosa Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện mục tiêu kép!

Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã nỗ lực để thực hiện mục tiêu kép: vừa ổn định sản xuất để tăng doanh thu, vừa chăm lo, đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
Khởi động dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh

Khởi động dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Vingroup để dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast hoàn thành và đi vào hoạt động đúng tiến độ. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư các dự án vào KKT Vũng Áng.
Bộ Công Thương thông tin về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương thông tin về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

“Tổng mức đầu tư của Dự án điện hạt nhân nếu được triển khai tại Ninh Thuận sẽ còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng sơ bộ phải lên đến hàng tỷ USD”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 7/12.