Thượng thư Đào Hữu Ích - một đời nặng nghĩa với quê nhà Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Thượng thư Đào Hữu Ích là vị danh sĩ tài đức vẹn toàn. Ông đã dành nhiều ân nghĩa, ân tình cho người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh).

Thượng thư Đào Hữu Ích sinh năm Kỷ Hợi (1839), đời vua Minh Mạng thứ 20. Ông thuộc dòng dõi danh nho, lớn lên ở vùng đất hiếu học là thôn Yên Nghĩa, làng Hữu Bằng, tổng Hữu Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

ảnh 1 (20).jpg
Nhà thờ Thượng thư Đào Hữu Ích tại thôn Trung Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn).

Xuất thân vốn nhà nghèo, chăm chỉ và chỉ học lỏm mà nổi tiếng thần đồng, được chủ nhà mến mộ gả con gái cho, Đào Hữu Ích đã vươn lên một trong 22 người đỗ cử nhân ngay từ lần tham dự đầu tiên tại khoa thi Hương Nghệ An. Sau khi đỗ đạt, triều đình nhà Nguyễn cử ông làm Giáo thụ, chuyên lo việc giáo dục ở một phủ, rồi thăng tiến lên tới chức Tuần phủ Trị - Bình (đứng đầu 2 tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình). Với tầm ảnh hưởng của mình, ông nội ứng cho phong trào Cần Vương do các bằng hữu khoa bảng cùng thời lãnh đạo như: Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Phan Đình Phùng… Ông cũng có nhiều bản tấu về giảm sưu thuế, bênh vực dân lành nên được Nhân dân nơi nơi ca tụng.

Với thực học, thực trí của mình, ông đạt tới đỉnh cao về danh vọng như được triều đình trọng dụng làm chánh chủ khảo thi Hương tại Kinh đô Huế, được tặng thưởng huân chương Minh Nghĩa Bội Tinh. Đến năm 1896, triều đình bổ dụng ông làm Tổng đốc Thanh Hóa với hàm tương đương Thượng thư. Chán cảnh triều đình thối nát, ông từ chối và cáo lão về quê sống ẩn dật, người dân quê nhà tôn kính thường gọi ông là cụ Thượng Đào.

Không chỉ đóng góp lớn lao cho dân tộc, Thượng thư Đào Hữu Ích còn dành nhiều ân nghĩa, ân tình cho người dân Hương Sơn. Không chỉ sử sách lưu danh, mà đến nay, trong lòng bao thế hệ Nhân dân vẫn còn khắc sâu, ghi nhớ, lưu truyền những công ơn to lớn của ông đối với quê nhà.

Cứu giúp ngàn dân, nhân văn tài trí

Khi phong trào Cần Vương tại quê nhà thất bại, bản danh sách những người tham gia, ủng hộ nghĩa quân bị lộ. Trên cương vị một đại quan có tầm ảnh hưởng, ông đã vận động những thuộc hạ dưới quyền tìm cách miễn trừ truy tố và đốt bản danh sách này trước khi đến tay thực dân Pháp. Ông đưa ra lý do để thuyết phục là “vì những người cầm đầu đã chết hết cả rồi, phong trào đã tan rã đừng nên bắt bớ đàn áp nữa mà tạo nên sự thù hận trong Nhân dân”. Sự mưu trí đó của Đào Hữu Ích đã cứu sống hàng ngàn người dân Hương Sơn, Hương Khê từng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia khởi nghĩa Phan Đình Phùng - Cao Thắng, tránh khỏi sự thảm sát, tù đày.

z5341735845717_86560a30f9b0a2e00d46bbe0d0716b06.jpg
Ông Đào Duy Sính (ở giữa) - tộc trưởng họ Đào và lãnh đạo xã Sơn Bằng thắp hương tưởng nhớ Thượng thư Đào Hữu Ích.

Khi Đào Hữu Ích cáo lão từ quan về quê nhà, sự nổi tiếng về đạo cao đức trọng của ông khiến từ tri huyện đến thực dân Pháp cũng phải nể trọng, kiêng dè. Người dân quê nhà vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện cảm động, thấm đẫm sự nhân từ của ông khi dám khảng khái đứng ra bênh vực dân lành. Đó là chuyện làng Kẻ De (xã Sơn Hàm), lúc bấy giờ họ bị tên Chánh tổng và bọn cường hào trong làng ức hiếp, o ép phải nộp sưu cao thuế nặng. Khi dân làng không chịu nộp thuế, thực dân Pháp và tay sai cho lính về đàn áp, bắt bớ. Trước tình thế đó, ông đã trực tiếp lên huyện đường Hương Sơn gặp tri huyện, yêu cầu điều tra sự lộng quyền của bọn cường hào và thống kê lại số ruộng đất, dân đinh cho chính xác. Kết quả là tên Chánh tổng và bọn cường hào bị vạch mặt, Nhân dân Kẻ De tránh được sự đàn áp của bọn chúng.

Hay là câu chuyện dân làng Phúc Dương (nay là xã Sơn Trung và xã Sơn Phú) đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp phá hoại rau màu, lấy đất để trồng đay. Lo lắng người dân sẽ rơi vào cảnh đói nghèo khi không còn đất canh tác, sản xuất, với uy tín của mình, Đào Hữu Ích đã dùng tài trí đưa ra những lý lẽ đanh thép khiến thực dân Pháp từ bỏ ý định trồng đay. Nhờ đó, đã giúp người dân nơi đây giữ lại được tư liệu sản xuất và thoát khỏi cảnh cơ cực, khổ ải.

z5341798308142_bbd21dd28dba355181685b90c9e2b5d7.jpg
Ông Phạm Văn Bính vẫn nhớ những câu chuyện kể về Thượng thư Đào Hữu Ích.

Ông Phạm Văn Bính (SN 1933, trú thôn Thịnh Bằng, xã Sơn Bằng) kể lại: “Từ nhỏ, tôi đã được các cụ ông, cụ bà trong làng kể về ân tình của ông Đào Hữu Ích dành cho dân làng. Thuở ấy, có người trong dòng tộc họ Phạm bị án oan, khi chuẩn bị xử chém thì được ông tức tốc can thiệp nên đã thoát chết trong gang tấc. Ông cũng là một trong những người đứng ra kêu gọi việc xây dựng đền Nhà Ông thờ Thành hoàng làng bên bàu Bạc. Đặc biệt, thay vì bắt dân làng đóng nộp, ông đã đứng ra họp các lý trưởng, hào mục trong làng và phân chia mỗi người đóng góp tiền của để hoàn thiện đền Nhà Ông”.

Vun đắp văn hóa và đạo học

Tại quê nhà Hương Sơn, Thượng thư Đào Hữu Ích luôn sống hòa mình, gắn bó mật thiết với Nhân dân và cống hiến không ngừng nghỉ. Bằng uy tín, tài năng, trí tuệ và tình cảm của mình, ông bán ruộng đất vua ban rồi vận động Nhân dân trong vùng cùng nhau đoàn kết để huy động các nguồn lực nhằm tu bổ, xây dựng các công trình văn hóa, dân sinh phục vụ cuộc sống như: Nhà thánh Phúc Lùng là nơi thờ Đạo học - nơi học chữ thánh hiền, hạ điện thờ Thành hoàng làng, cầu Mụ Bóng bắc qua bàu Bạc, chùa Lịch Sơn…

Song song với sự nghiệp làm quan, Đào Hữu Ích cũng là một nhà giáo. Khởi đầu ông được cử làm một nhà giáo đứng đầu việc giáo dục của một phủ. Với thực trí của mình, khi còn làm Tuần phủ Trị - Bình, ông được triều đình trọng dụng làm chủ khảo kỳ thi Hương tại Kinh đô Huế mà theo nguyên tắc phải là người có học vị tiến sĩ mới ngồi ở vị trí danh dự này. Sau khi về quê, ông đã cho tu bổ, nâng cấp Nhà Thánh Phúc Lùng làm nơi học chữ thánh hiền để phát triển đạo học. Thượng thư Đào Hữu Ích là một trong những tấm gương sáng, cổ vũ người dân Sơn Bằng phát huy đạo học, đóng góp cho đất nước.

z5341737141353_0c7d15d2fa2efb4b6230680fd46d5503.jpg
Mộ và nhà thờ Đào Hữu Ích được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2015.

Nối tiếp truyền thống đó, ngày nay, nhiều con em Sơn Bằng học hành đỗ đạt, góp phần làm rạng danh đất học. Phó Bí thư Đảng ủy xã Sơn Bằng Lê Văn Hoàng cho biết: “Mảnh đất Sơn Bằng tuy có diện tích nhỏ nhưng nơi đây đã sản sinh ra nhiều hiền tài cho đất nước. Hiện có hơn 600 giáo viên đang giảng dạy trên khắp cả nước là con em Sơn Bằng. Ngoài ra, Sơn Bằng có rất nhiều vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ giảng dạy tại nhiều trường đại học và viện nghiên cứu danh tiếng. Phát huy truyền thống hiếu học, tinh thần vì nước vì dân của Thượng thư Đào Hữu Ích và các bậc hiền tài, thế hệ trẻ Sơn Bằng hôm nay đang tiếp tục cố gắng rèn đức luyện tài, xứng danh với các bậc tiền nhân”.

"Hơn 30 năm trên con đường làm quan, Đào Hữu Ích thể hiện là một tài năng về chính trị, một người đạo cao, đức trọng, hết lòng phụng sự vương triều và chăm lo đến đời sống của Nhân dân ở những địa phương ông trị nhậm. Với quê nhà, ông cũng là người có nhiều đóng góp trong xây dựng thuần phong mỹ tục" - trích từ văn bản số 75/VSH của Viện Sử học Việt về việc "Đánh giá nhân vật lịch sử Đào Hữu Ích" ngày 20/6/2015.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.