Tiếp tục tìm những giá trị mới của Truyện Kiều

(Baohatinh.vn) - Các tham luận tại hội thảo do Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều (Hà Tĩnh) tổ chức đã cho thấy nhiều giá trị mới về tác phẩm văn học kinh điển.

bqbht_br_a5.jpg
Chủ trì hội thảo.

Sáng 15/12, tại TP Hà Tĩnh, Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều tổ chức Hội thảo khoa học "Truyện Kiều - Những giá trị vượt thời gian".

Tham dự chương trình về phía các học giả trong và ngoài nước, có Tiến sỹ Trương Hồng Quang (Nhà nghiên cứu Văn học tại Đức), Giáo sư, Tiến sỹ Thiền sư Lê Mạnh Thát (Thừa Thiên Huế) cùng một số nhà nghiên cứu đến từ Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh, Hội Kiều học Việt Nam...

Về phía Hà Tĩnh, có Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu và đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành cấp tỉnh, các nhà nghiên cứu trong tỉnh cùng dự.

Giáo sư, Tiến sỹ Trần Nho Thìn (Đại học Quốc gia Hà Nội), ông Hà Văn Thạch - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều; Tiến sỹ Võ Hồng Hải - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cùng chủ trì hội thảo.

bqbht_br_a2.jpg
Hội thảo có sự tham dự của nhiều học giả hàng đầu trong và ngoài nước.
bqbht_br_a1.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cùng các đại biểu tham dự hội thảo.

Phát biểu chào mừng hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu bày tỏ cảm ơn đến các GS.TS đầu ngành, các nhà nghiên cứu từ nước ngoài và trong cả nước đã dành thời gian về tham dự hội thảo. Đồng thời, ghi nhận sự nỗ lực của Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều đã tổ chức một hội thảo ý nghĩa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thông tin tới các đại biểu một số kết quả nổi bật về tình hình chính trị, AN-QP, kinh tế -xã hội của Hà Tĩnh thời gian qua.

bqbht_br_a4.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu phát biểu chào mừng.

Cùng với sự phát triển chung, lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch luôn được tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đạt nhiều kết quả. Tỉnh đã tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều chương trình, lễ kỷ niệm quy mô lớn như: Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú, 110 năm Ngày sinh Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng, Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" và sắp tới là lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác...

Đại thi hào Nguyễn Du là danh nhân đầu tiên của quê hương Hà Tĩnh được UNESCO vinh danh, di sản Nguyễn Du trong đó có Truyện Kiều là kho báu quý giá của nhân loại. Với những giá trị to lớn, thời gian qua, cùng với cả nước, tỉnh Hà Tĩnh đã nỗ lực phát huy giá trị của Truyện Kiều, nhưng kết quả vẫn còn khiêm tốn. Sắp tới, Hà Tĩnh sẽ xây dựng dự thảo Đề án "Phục hồi, phục dựng, bảo tồn và phát huy di sản các danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du và Lê Hữu Trác". Đồng thời, năm 2025, Hà Tĩnh sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 260 ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du.

Vì vậy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu mong muốn các nhà nghiên cứu, tại hội thảo và thời gian tới sẽ có nhiều nỗ lực nghiên cứu về Truyện Kiều cũng như những di sản của Nguyễn Du, nhằm phục vụ cho việc phát huy di sản của Đại thi hào hiệu quả hơn nữa.

Đề dẫn hội thảo, ông Hà Văn Thạch - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều nhấn mạnh: Với mong muốn phát huy hơn nữa giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều, Hội thảo khoa học “Truyện Kiều – Những giá trị vượt thời gian” mong muốn tiếp tục tìm tòi những giá trị mới, nét nghĩa khác qua những góc nhìn, phát hiện mới mẻ về giá trị của Truyện Kiều - tác phẩm kinh điển của văn học dân tộc.

bqbht_br_3.jpg
Ông Hà Văn Thạch - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều phát biểu đề dẫn hội thảo.

Hội thảo là một hoạt động trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, tìm hiểu những giá trị tiêu biểu của Truyện Kiều” do Sở KH&CN Hà Tĩnh đặt hàng cho Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều. Sau quá trình gửi thư mời, hội thảo đã thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong cả nước tham gia viết tham luận và tham dự hội thảo. Trong đó, có nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng trong giới học thuật cả nước như: GS.TS Phong Lê, GS.TS Trần Đình Sử, GS.TS Trần Nho Thìn, GS.TS Lê Mạnh Thát, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, GS.TS Hồ Trọng Ngũ, PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, PGS.TS Trần Thị An, TS, dịch giả Trương Hồng Quang (Cộng hòa Liên bang Đức)...

Ban tổ chức hội thảo đã nhận được gần 30 tham luận với hàm lượng khoa học cao. Điều đó thể hiện sức hút và tầm ảnh hưởng rất lớn của chủ đề hội thảo đặt ra.

bqbht_br_a6.jpg
Tiến sỹ Trương Hồng Quang (CHLB Đức) trình bày tham luận: "Những giá trị xuyên thời đại giữa kịch thơ “Faust” của Johann Wolfgang von Goethe và Truyện Kiều của Nguyễn Du".

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã trình bày nhiều tham luận, ý kiến. Trong đó, tập trung vào 4 nhóm nội dung chính về những giá trị vượt thời gian của Truyện Kiều nhìn từ các góc độ: giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật, giá trị văn hoá, đời sống xã hội. Các tham luận đưa ra những khám phá mới, góc nhìn mới mẻ về giá trị của Truyện Kiều như: "Những giá trị xuyên thời đại giữa kịch thơ “Faust” của Johann Wolfgang von Goethe và Truyện Kiều của Nguyễn Du" của Tiến sỹ Trương Hồng Quang; "Truyện Kiều với những đóng góp quan trọng trong việc thống nhất, nhất thể hóa nền văn học toàn dân tộc" của GS.TS Trần Nho Thìn (Đại học Quốc gia Hà Nội); "Những phát hiện mới về Nguyễn Du và Truyện Kiều sau khi được UNESCO tôn vinh (từ 2015 đến nay) của PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn (Viện Văn học Việt Nam); GS.TS Thiền sư Lê Mạnh Thát với ý kiến về nhận thức mới trong mối tương quan giữa Truyện Kiều với các giá trị Phật học...

bqbht_br_a7.jpg
GS.TS Thiền sư Lê Mạnh Thát trình bày ý kiến về nhận thức mới trong mối tương quan giữa Truyện Kiều với các giá trị Phật học

Tổng kết hội thảo, GS.TS Trần Nho Thìn thay mặt chủ trì bày tỏ cảm ơn đến các nhà nghiên cứu, đại biểu đã gửi tham luận cũng như trực tiếp về tham dự, tham gia trình bày tham luận, phát biểu ý kiến tại hội thảo. Sau một buổi diễn ra sôi nổi, hội thảo đã đạt được nhiều thành công, với nhiều tham luận, ý kiến, góp phần làm sáng tỏ thêm những giá trị, mang lại nhận thức mới về Truyện Kiều trên các phương diện như: giá trị tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật và đời sống.

bqbht_br_a8.jpg
GS.TS Trần Nho Thìn tổng kết hội thảo.

Kết quả hội thảo lần này là cơ sở để Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều (Hà Tĩnh) có những tham mưu, đề xuất lên các cấp, ngành nhằm tìm hướng đi hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy di sản Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều thời gian tới.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.