Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

(Baohatinh.vn) - Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.

Thầy thuốc Ưu tú Đỗ Tân Khoa - Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh: “Thành công từ vận dụng y lý, y đức của Hải Thượng Lãn Ông”

bqbht_br_a1.jpg
Thầy thuốc Ưu tú Đỗ Tân Khoa - Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh.

Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) TP Hồ Chí Minh là bệnh viện hạng 1, có 330 giường nội trú, với 22 khoa, phòng; tổng số 350 cán bộ, y, bác sỹ, nhân viên. Trong đó có 82 bác sỹ, 30 dược sỹ; tỷ lệ bác sỹ, dược sỹ được đào tạo sau đại học chiếm khoảng 59%.

Kế thừa tinh hoa di sản y học của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và YHCT dân tộc, từ trước đến nay, chúng tôi chủ trương điều trị bệnh trên các phương diện: “Dụng y”, “Dụng dược”. “Dụng y” gồm có các phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt...; “Dụng dược” là hệ thống các bài thuốc từ kinh điển đến kế thừa phát triển những tinh túy thuốc nam cổ truyền dân tộc, dùng dưỡng sinh trong thực dưỡng, tập luyện, ăn uống… Đây là những phương pháp chúng tôi khuyến khích các bác sỹ áp dụng một cách toàn diện trong điều trị người bệnh, tạm gọi là dụng dược, dụng châm cứu, huyệt, dụng tập luyện, dụng thực dưỡng, vệ sinh tinh thần…

bqbht_br_trung-tam-dieu-tri-cay-chi-ki-thuat-cao-1.jpg
Trung tâm điều trị cấy chỉ kĩ thuật cao thuộc Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu “biện chứng luận trị” theo triết lý y học cụ Lê Hữu Trác đã chỉ dẫn. Đó là cách điều trị trên cơ sở phân tích kỹ bệnh chứng về nguyên nhân, phác trị, cách trị và cách vận dụng thực hành trong điều trị. Cùng với nghiên cứu y lý thông qua những tác phẩm của Đại danh y để lại, chúng tôi quán triệt đội ngũ bác sỹ, cán bộ, nhân viên ứng dụng văn hóa chữa bệnh của Hải Thượng Lãn Ông trong tiếp xúc, nâng cao sự hài lòng chất lượng phục vụ dịch vụ, tiếp đón thân thiện, chăm sóc tận tình, điều trị hiệu quả. Thời điểm dịch COVID-19, chúng tôi là một trong những bệnh viện YHCT đầu tiên của cả nước phát triển các bài thuốc của Hải Thượng Lãn Ông để ứng dụng điều trị cho người bị lây nhiễm và đạt nhiều kết quả. Các bài thuốc được người dân TP Hồ Chí Minh, bà con cả nước và du khách quốc tế tin dùng, điều trị hiệu quả.

a9.jpg
Các bác sỹ Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh hội chẩn 1 ca bệnh. Ảnh: Internet.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu ứng dụng di sản y học của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông vào định hướng phát triển YHCT chuyên sâu của bệnh viện. Bên cạnh kết hợp các phương pháp chữa bệnh của y học hiện đại với YHCT nhằm mang lại hiệu quả tối ưu trong điều trị, bệnh viện tập trung nghiên cứu sản xuất các sản phẩm thuốc từ dược liệu trong nước. Hiện nay, Bệnh viện YHCT thành phố Hồ Chí Minh cũng là bệnh viện YHCT đầu tiên và duy nhất trên toàn quốc có Khoa Dược được chứng nhận đạt chuẩn GMP của WHO. Bệnh viện đã có 58 chủng loại thuốc, 63 sản phẩm được ứng dụng hiệu quả trong điều trị các loại bệnh. Thông qua tăng cường hợp tác với các đơn vị dược trong nước và quốc tế, bệnh viện hướng tới cung ứng các sản phẩm thuốc YHCT của mình một cách rộng rãi cho hệ thống y tế trong và ngoài nước.

Lương y Phan Công Tuấn - Bệnh viện Y học cổ truyền TP Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Dược liệu TP Đà Nẵng: Lan tỏa di sản Đại danh y từ du lịch chăm sóc sức khỏe

bqbht_br_a2.jpg
Lương y Phan Công Tuấn - Bệnh viện Y học cổ truyền TP Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Dược liệu TP Đà Nẵng.

Với Bệnh viện YHCT TP Đà Nẵng và Hội Đông y TP Đà Nẵng, việc kế thừa tinh hoa YHCT dân tộc nói chung và di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nói riêng đã được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong suốt thời gian qua. Với quy mô trên 300 giường bệnh, trung bình mỗi ngày, Bệnh viện YHCT TP Đà Nẵng tiếp nhận điều trị cho hàng trăm bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bệnh nhân, bệnh viện không ngừng nghiên cứu và áp dụng các phương pháp, bài thuốc cổ truyền kết hợp các kỹ thuật mới trong điều trị như: hỏa long cứu, chườm thuốc YHCT, ngâm chân bằng thuốc YHCT… Chúng tôi cũng tự hào khi áp dụng YHCT vào chữa trị hiệu quả nhiều ca bệnh khó với các bệnh lý về xương khớp, thoát vị đĩa đệm, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, di chứng tai biến mạch máu não, mất ngủ, bệnh trĩ, nam khoa, phục hồi chức năng nhi khoa…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế trong việc ứng dụng các bài thuốc YHCT vào du lịch chăm sóc sức khỏe với 5 dòng sản phẩm, chúng tôi đã hình thành nên chuỗi các bài thuốc phục vụ khách du lịch. Qua đó, hình thành, tạo dấu ấn các tour du lịch chăm sóc sức khỏe tại TP Đà Nẵng thời gian qua. Trong đó, Hội Đông y Đà Nẵng tự hào khi là đơn vị đi đầu trong cả nước vận dụng YHCT chữa bệnh cho du khách. Ngoài các bài thuốc quen thuộc như: lục vị, bát vị… chúng tôi đã kế thừa học thuyết “thủy - hỏa” của cụ Hải Thượng để sáng chế ra phương pháp chữa bệnh “hỏa long cứu”: dùng thuốc, rượu kết hợp xoa bóp, bấm huyệt, cứu ấm để điều tĩnh âm dương trên bệnh nhân. Đây là một phương pháp điều trị hiệu quả, đã được nhiều bệnh viện cũng như cơ sở chữa bệnh YHCT trên cả nước áp dụng. Nhờ áp dụng phương pháp “hỏa long cứu”, chúng tôi đã điều trị, chữa khỏi cho hàng ngàn người bệnh trong và ngoài nước có các bệnh lý sau tai biến.

bqbht_br_a8-4071.jpg
Lương y Phan Công Tuấn - Bệnh viện Y học cổ truyền TP Đà Nẵng dùng phương pháp hỏa long cứu điều trị sau tai biến cho một du khách người Nga.

Bên cạnh nghiên cứu, phát triển các bài thuốc YHCT, bệnh viện còn dựa trên cuốn “Lĩnh Nam bản thảo” của cụ Hải Thượng làm đề tài nghiên cứu khoa học, điều tra toàn bộ cây thuốc nam trên địa bàn TP Đà Nẵng và đã xuất bản cuốn sách “Cây thuốc Đà Nẵng” giới thiệu 300 cây thuốc nam. Cuốn sách được thiết kế công phu với hình ảnh minh họa sinh động, xuất bản đồng thời cả bản cứng và bản điện tử, phục vụ các y, bác sỹ, thầy thuốc vận dụng vào nghiên cứu chữa bệnh và quảng bá, giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế.

Hiện, Hội Đông y TP Đà Nẵng có hơn 1.100 hội viên, trong đó, Hội Dược liệu thành phố có khoảng 120 thành viên, gồm các nhà nghiên cứu, thầy thuốc, bác sỹ đông y. Với sự kế thừa y thuật, y lý và y đức của cụ Hải Thượng, chúng tôi không ngừng nỗ lực để tiếp nối, phát huy di sản của Đại danh y trong sứ mệnh chữa bệnh cứu người.

Thạc sỹ, bác sỹ Đặng Thị Phúc - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Hưng Yên: Kế thừa và phát triển những bài thuốc quý

bqbht_br_a3.jpg
Thạc sỹ, bác sỹ Đặng Thị Phúc - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên luôn tự hào là quê hương của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - ông tổ của ngành Đông y Việt Nam. Kế thừa truyền thống vùng đất nghề thuốc nam, thời gian qua, các cấp, ngành, chính quyền địa phương nơi đây đã không ngừng quan tâm phát triển lĩnh vực YHCT. Hội Đông y tỉnh Hưng Yên đã phối kết hợp tham mưu xây dựng hệ thống khám chữa bệnh (KCB) bằng YHCT từ cấp tỉnh đến cơ sở, góp phần cùng ngành Y tế thực hiện hiệu quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 10/10 huyện, thành phố, thị xã có hội đông y, 6 chi hội trực thuộc tỉnh hội với tổng số hội viên là 894 người. Trong đó, có 3 thạc sỹ, 105 bác sỹ YHCT và chuyên khoa, 256 y sỹ, dược sỹ và 504 lương y, lương dược đã qua đào tạo... Ngoài ra, toàn tỉnh cũng đã thành lập 5 CLB thuốc nam sinh hoạt hiệu quả, thu hút được nhiều hội viên người cao tuổi có kiến thức, kinh nghiệm về đông y tham gia.

a7.jpg
Các hội viên đông y Hưng Yên chữa bệnh miễn phí cho người dân. Ảnh: Báo Hưng Yên.

Kế thừa y thuật, y lý, y đức của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, cán bộ, hội viên hội đông y các cấp ở Hưng Yên đã không ngừng nghiên cứu các bài thuốc cổ truyền phục vụ công tác KCB cho người dân. Thực hiện phương châm “nam dược trị nam nhân”, ngành Đông y tỉnh Hưng Yên đã bào chế nhiều bài thuốc nam bằng nguồn dược liệu sẵn có trong tỉnh để làm phong phú các bài thuốc quý. Đến nay, Hội Đông y Hưng Yên đã phát triển được 26 bài thuốc gia truyền. Trung bình mỗi năm KCB cho hơn 300 nghìn lượt người, số thuốc bốc ra hơn 400 nghìn thang. Nhiều bệnh lý được chữa trị hiệu quả cao bằng YHCT như: phục hồi sau tai biến liệt nửa người, bệnh phong tê thấp, hen suyễn, vị quản thống, tỳ vị hư nhược… Bên cạnh đó, công tác KCB, bốc thuốc, chúng tôi cũng sưu tầm, chuyên canh các loại cây thuốc nam từ các cuốn sách của cụ Hải Thượng, qua đó, tạo vùng chuyên canh trồng cây dược liệu, chủ động nguồn nguyên liệu để bào chế thuốc, phục vụ công tác chữa trị.

Kế thừa y đức của Hải Thượng Lãn Ông, ngành Đông y tỉnh Hưng Yên luôn chú trọng công tác KCB từ thiện nhân đạo và cấp thuốc miễn phí cho gia đình chính sách, người nghèo... Hoạt động KCB của hội tại địa phương diễn ra thường xuyên, liên tục, được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cũng như Nhân dân ghi nhận.

Bác sỹ CKI Bùi Thị Mai Hương - Giám đốc Bệnh viện YHCT Hà Tĩnh: Linh hoạt, sáng tạo trong thực tiễn chữa bệnh.

bqbht_br_a4.jpg
BSCKI Bùi Thị Mai Hương – Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh.

Cuộc đời của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là hình ảnh cao đẹp của người thầy thuốc với kiến thức uyên thâm, tinh thần trách nhiệm cao cả, đức hy sinh, nhẫn nại, tận tâm, lòng thương yêu người bệnh vô bờ bến. Ông là người đã dựng “ngọn cờ đỏ thắm” trong nền y học nước nhà, là tấm gương sáng về y đức, y đạo, y thuật cho muôn đời sau.

Bệnh viện YHCT Hà Tĩnh hiện có 190 cán bộ, nhân viên, trong đó có 6 bác sỹ CKII, 36 bác sỹ CKI và thạc sỹ, 2 dược sỹ CKI. Đây là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh trên quê hương Đại danh y Lê Hữu Trác và là nơi ông khởi nguồn nghề thuốc chữa bệnh cứu người. Để phát huy những giá trị, di sản quý báu mà Hải Thượng Lãn Ông để lại cho hậu thế, suốt nhiều năm qua, mỗi một cán bộ, nhân viên Bệnh viện YHCT Hà Tĩnh luôn nêu cao việc học tập y đức, y đạo, y thuật của Đại danh y, vận dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp với thực tiễn chữa bệnh cứu người. Chúng tôi luôn lấy 9 điều Y huấn cách ngôn của cụ Hải Thượng làm kim chỉ nam cho hành động.

bqbht_br_a5.jpg
Các bác sỹ Bệnh viện YHCT Hà Tĩnh khám điều trị cho bệnh nhân tại bệnh viện.

Việc kế thừa y thuật, y lý, có phát triển sáng tạo là thước đo tiêu chuẩn chất lượng của bệnh viện trong KCB. Phương châm phát triển của bệnh viện là kết hợp y học hiện đại nhưng phải giữ vững bản sắc của YHCT, lấy phương pháp chữa bệnh YHCT làm chủ đạo kết hợp với hiện đại hóa. Nhờ thế, chất lượng điều trị ngày càng nâng cao, mỗi năm, bệnh viện điều trị trên 10.000 lượt bệnh nhân nội trú. Trong đó, thế mạnh của bệnh viện là: điều trị di chứng tai biến mạch máu não, liệt do các nguyên nhân khác, bệnh lý xương khớp, thần kinh ngoại vi. Ngoài ra, chúng tôi chú trọng nghiên cứu, phát triển nhiều bài thuốc cổ truyền đạt hiệu quả cao trong trị liệu như: lục vị, bát vị, bổ trung ích khí, thiên ma câu đằng ẩm, độc hoạt tang ký sinh...

Thời gian qua, Bệnh viện YHCT Hà Tĩnh cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học tạo ra các sản phẩm giá trị từ nguồn nguyên liệu thuốc nam bản địa. Đến nay đã có nhiều đề tài cấp tỉnh của bệnh viện được ứng dụng có hiệu quả cho điều trị như: Hoàn xích hương điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt; Amosear điều trị viêm dạ dày; các bài thuốc nam “Hạ áp” điều trị tăng huyết áp, “Giải độc gan” điều trị tăng men gan, “TD-01” điều trị tiểu đường tuyp2…

bqbht_br_a8.jpg
Các y bác sỹ Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh giới thiệu sản phẩm thuốc của đơn vị tới du khách tham quan Triển lãm di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh.

Kế thừa, phát huy tinh hoa và tinh thần mà Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông để lại trong Y huấn cách ngôn, các thế hệ cán bộ, viên chức Bệnh viện YHCT Hà Tĩnh không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác chữa bệnh cứu người. Đặc biệt, nỗ lực không ngừng phát huy giá trị di sản YHCT Hải Thượng Lãn Ông trong bối cảnh mới, xây dựng bệnh viện đáp ứng tiêu chí “xanh - sạch - đẹp - an toàn”, luôn đạt danh hiệu “ bệnh viện tình thương”.

Chủ đề 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Đọc thêm

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.