TP Hồ Chí Minh: Trường hợp đầu tiên tử vong liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ

Sáng 25/10, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã thông tin nhanh về trường hợp tử vong đầu tiên có liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam, là một bệnh nhân nam 30 tuổi.

Theo báo cáo tóm tắt của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, một bệnh nhân nam, sinh năm 1994 (địa chỉ ở Mộc Hóa, tỉnh Long An) nhập viện ngày 2/10 vì sốt, nổi mụn nước 9 ngày.

TP Hồ Chí Minh: Trường hợp đầu tiên tử vong liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ

Sau 18 ngày nằm điều trị tích cực, nam bệnh nhân 30 tuổi đã tử vong.

Bệnh nhân được nhập viện cách ly điều trị, xét nghiệm sang thương mụn nước và có kết quả PCR dương tính với đậu mùa khỉ. Ngoài ra, bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch nặng với xét nghiệm HIV dương tính và tế bào TCD4 1/uL.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị nhiễm trùng toàn thân nặng với nhiễm nấm Candida xâm lấn, nhiễm Pneumocystis jirovecii, lao lan tỏa; sau đó diễn tiến vào tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng nặng.

Bệnh nhân được điều trị tích cực với kháng sinh, kháng nấm, kháng lao, thở máy, lọc máu. Tuy nhiên, tình trạng diễn tiến nặng và tử vong sau 18 ngày điều trị tích cực.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo thành lập hội đồng chuyên môn để có kết luận và báo cáo chính thức về trường hợp này.

Trước đó, theo báo cáo của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, thành phố có 20 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. Đáng lưu ý, có 18 trường hợp chẩn đoán B20 (bệnh do virus gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người - HIV/AIDS), trong đó có 17 nam và 1 nữ.

Bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây lan cho tất cả mọi người trong cộng đồng, chỉ dễ lây lan trên một số nhóm người có nguy cơ như đồng tính nam, người song giới, người có nhiều bạn tình quan hệ tình dục không an toàn, không bảo vệ bằng bao cao su....

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân không phải lo lắng quá mức và hãy cảnh giác, chủ động phòng ngừa tích cực nếu thuộc nhóm nguy cơ cao; tránh tiếp xúc gần với người có triệu chứng nghi ngờ đậu mùa khỉ. Nếu có các triệu chứng nghi ngờ, cần đến các cơ sở y tế địa phương để được chẩn đoán xác định, hỗ trợ điều trị và cách ly, tránh lây bệnh cho người khác.

Theo Tin tức

Đọc thêm

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?