Trốn cách ly y tế: Đừng vì lợi ích cá nhân mà đe dọa sự an nguy của cộng đồng!

(Baohatinh.vn) - Chỉ trong thời gian ngắn, Hà Tĩnh ghi nhận 6 trường hợp trốn cách ly y tế và 3 người trong số đó trở về từ ổ dịch Quảng Ninh. Một bộ phận người dân không có ý thức phòng dịch sẽ khiến công sức của cả cộng đồng “đổ sông, đổ bể”.

Trốn cách ly y tế: Đừng vì lợi ích cá nhân mà đe dọa sự an nguy của cộng đồng!

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm đối với các công dân trên xe khách từ Bình Dương về TX Kỳ Anh (ảnh Thu Trang).

Sáng 28/1, Bộ Y tế chính thức công bố 2 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng ở Hải Dương và Quảng Ninh. Đây cũng là 2 ca mắc sau 57 ngày tại Việt Nam không có ca bệnh trong cộng đồng. Đến sáng ngày 4/2/2021, Việt Nam có thêm 37 ca mắc mới đều ghi nhận tại Hải Dương, sau gần 1 tuần tái phát dịch, nước ta có thêm 366 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng.

Tại Hà Tĩnh, tính đến 18h ngày 3/2/2021, có tất cả 4.423 người đi từ vùng đang có dịch trở về địa bàn, 1 trường hợp F1 của BN 1553 (đã có kết quả âm tính lần 2 với virus SARS-CoV-2) và 30 trường hợp F2. Dù chưa có ca mắc bệnh mới nhưng Hà Tĩnh được nhận định là địa bàn có nhiều nguy cơ với đường biên giới dài, người tham gia lao động ở nước ngoài và các tỉnh có dịch rất lớn.

Trốn cách ly y tế: Đừng vì lợi ích cá nhân mà đe dọa sự an nguy của cộng đồng!

Các địa phương đang tập trung rà soát người về trên địa bàn Hà Tĩnh.

Diễn biến dịch bệnh vô cùng phức tạp, cả hệ thống chính trị đang căng mình chống dịch với quyết tâm để Nhân dân tỉnh nhà đón một cái tết bình yên. Thế nhưng, cận tết, thông tin về các trường hợp vượt biên trái phép, trốn từ các tỉnh có dịch về để không thực hiện cách ly y tế lại thêm những báo động mới.

Mới đây nhất, các công dân: Ngô Đức Thành (SN 1983) và Nguyễn Văn Hiệu (SN 1985), Lê Khắc Sơn (SN 1986) tự ý rời khỏi nơi làm việc là Công ty 790, thuộc Tổng công ty Đông Bắc, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) để trở về quê tại xã Phú Gia, Hương Khê. Lực lượng chức năng đã khẩn trương vào cuộc, tiến hành truy vết, xác minh và đưa 3 người này về cách ly tập trung tại Trường Mầm non Ban Mai (xã Hương Long).

Trốn cách ly y tế: Đừng vì lợi ích cá nhân mà đe dọa sự an nguy của cộng đồng!

Các văn bản của Công ty 790 về việc 2 công dân Ngô Đức Thành và Nguyễn Văn Hiệu không thực hiện yêu cầu phòng, chống Covid-19, rời khỏi đơn vị (ảnh Dương Chiến).

Ở vùng biên giới, trong quá trình tuần tra kiểm soát, ngày 3/2, lực lượng Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã phát hiện bắt giữ 3 đối tượng: Trần Văn Hương (SN 1976) và Nguyễn Phúc Thành (SN 1991), Mai Văn Quang (SN 1987), cùng trú ở tỉnh Nghệ An đang cắt rừng nhập cảnh về Việt Nam.

Theo khai nhận, vì muốn trốn, tránh cách ly khi nhập cảnh nên 3 đối tượng trên đã thuê một người Lào đưa đi cắt rừng qua biên giới với số tiền 2.000.000 - 3.000.000 kíp.

Trốn cách ly y tế: Đừng vì lợi ích cá nhân mà đe dọa sự an nguy của cộng đồng!

Hai đối tượng bị lực lượng BĐBP Hà Tĩnh bắt giữ trên biên giới Việt - Lào (ảnh Thanh Giang).

Sợ bất tiện cho bản thân để gây bất an cho xã hội - đây là nguy cơ đã được dự báo trước. Thế nhưng, các trường hợp trốn cách ly xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh trong những ngày qua đang khiến công tác phòng, chống dịch Covid-19 gặp nhiều khó khăn.

Xuất phát từ tâm lý nôn nóng về quê ăn tết, đoàn tụ với gia đình, những công dân xa quê này sẵn sàng bất chấp nguy hiểm, tận dụng cơ hội để có thể nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua đường tiểu mạch hoặc “lách luật” bằng cách “né” các chuyến xe khách mang biển Hải Dương, Quảng Ninh…

Trong khi đó, một số khác vì tâm lý chủ quan “chắc dịch trừ mình ra”, vì đồng tiền, lợi ích cá nhân để tham gia vận chuyển người vượt biên trái phép.

Trốn cách ly y tế: Đừng vì lợi ích cá nhân mà đe dọa sự an nguy của cộng đồng!

Các công dân cách ly tại nhà được kiểm soát chặt chẽ (ảnh Phúc Quang)

Đoàn tụ với người thân, gia đình sau thời gian dài xa quê, đó là mong muốn chính đáng của bất cứ ai đang sinh sống và làm việc nơi đất khách. Cũng có thể, trong số những người đã và đang trốn cách ly y tế có người còn nhận thức chưa đầy đủ, chưa hiểu biết về pháp luật.

Nhưng dù biện minh bằng bất cứ điều gì đi nữa cũng không thể chấp nhận được sự lý giải của những kẻ đặt lợi ích cá nhân lên sự an nguy của cộng đồng. Việc khai gian hoặc trốn tránh cách ly y tế là hành vi cực kỳ nguy hiểm bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến virus SARS-CoV-2 lây lan trong cộng đồng với tốc độ rất nhanh, việc truy vết, bao vây dập dịch trở nên khó khăn gấp bội.

Trốn cách ly y tế là hành vi vi phạm pháp luật, xem thường sức khỏe của chính bản thân, gia đình và cộng đồng. Sự thiếu trách nhiệm của những cá nhân này là mối nguy hủy hoại nỗ lực của cả hệ thống chính trị đang gồng mình chiến đấu với dịch Covid-19, gây tổn hại tới sự phát triển KT-XH. Do đó, phải xử phạt nghiêm minh hơn với những người này.

Trốn cách ly y tế: Đừng vì lợi ích cá nhân mà đe dọa sự an nguy của cộng đồng!

Khai báo y tế khi đi từ các tỉnh, thành có dịch trở về là yêu cầu hết sức quan trọng để ngăn chặn nguồn dịch xâm nhập (ảnh Phúc Quang).

Tuân thủ các biện pháp chống dịch, chỉ một hành động nhỏ - “ai ở nơi nào ở yên chỗ đó” sẽ có tác động to lớn tới toàn xã hội. Đó là cách mà mỗi người tự đặt lên viên gạch để xây dựng bức tường thành vững chắc, đẩy lùi dịch Covid-19, mang lại cuộc sống bình an cho cộng đồng.

Pháp luật đã quy định rất cụ thể, nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm. Cụ thể, tại điều 10, Nghị định 176/2013/NĐ-CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế) của Chính phủ quy định, người nào từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, sẽ bị phạt tiền 5-10 triệu đồng.

Nếu người có hành vi trốn khỏi nơi cách ly mà mang mầm bệnh, lây nhiễm cho người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 240 Bộ luật Hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Nếu bị truy tố, tùy theo mức độ gây thiệt hại mà người phạm tội có thể bị phạt tù lên đến 12 năm và có thể bị phạt tiền 20-100 triệu đồng.

Luật sư Phan Văn Chiều - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Châu

Thùy Dương

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.