Từ 0h ngày 16/2, Hải Dương áp dụng cách ly xã hội toàn tỉnh

Các biện pháp cách ly xã hội trên địa bàn tỉnh Hải Dương áp dụng theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Sáng 15/2, ông Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương chủ trì hội nghị lần thứ 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để bàn về các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 trong tỉnh.

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Phạm Xuân Thăng nhất trí chủ trương thực hiện cách ly xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong vòng 15 ngày trên phạm vi toàn tỉnh, tính từ 0 giờ ngày 16/2/2021.

Mỗi địa phương sẽ có sự chỉ đạo, thực hiện cách ly phù hợp với tình hình dịch bệnh. Tiếp tục thực hiện phong tỏa chặt chẽ TP Chí Linh đến khi kiểm soát, dập được dịch. Thực hiện cách ly xã hội cao hơn, tương đương mức độ phong tỏa ở Chí Linh và thực hiện nghiêm Thông báo Kết luận số 89 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với huyện Cẩm Giàng.

Từ 0h ngày 16/2, Hải Dương áp dụng cách ly xã hội toàn tỉnh

Cụ thể, Hải Dương sẽ thực hiện cách ly xã hội theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn (khu dân cư) cách ly với thôn (khu dân cư), xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiếu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng...

Toàn thể nhân dân được yêu cầu tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng.

Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, tính đến hết nay số ca mắc cộng dồn trên địa bàn tỉnh là 475 trường hợp. Các ca mắc COVID-19 được ghi nhận tại 11 thành phố, thị xã, huyện của Hải Dương, trong đó Chí Linh là địa phương có số ca mắc cao nhất, tiếp đó là Cẩm Giàng, Kinh Môn.

Theo nhận định của Bộ Y tế, tình hình diễn biến dịch ở Hải Dương vẫn còn khó lường và có thể kéo dài. Trước tình hình đó, tỉnh Hải Dương thay đổi phương thức xét nghiệm không chỉ tại các khu cách ly nữa mà mở rộng ra toàn cộng đồng dân cư tại các khu vực đang bị phong tỏa, đầu tiên là tại tâm dịch thành phố Chí Linh.

Bộ Y tế đề nghị Hải Dương nghiên cứu áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg về các giải pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 làm chậm lại, ngăn chặn dịch lây lan. Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long: “Chúng ta phải chấp nhận phong tỏa, giãn cách trong 2 tuần để chặn lại tốc độ lây nhiễm của dịch. Chúng tôi khuyến nghị như vậy, còn thực hiện Chỉ thị 16 tại bao nhiêu huyện, xã là do tỉnh quyết định”.

Tuy chúng ta áp dụng Chỉ thị 16 nhưng theo hướng giãn cách trên diện rộng, phong tỏa trên diện hẹp để không ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế phân tích, đồng thời nhấn mạnh: “Chúng ta phong tỏa, nhưng không tuân thủ nghiêm vấn đề cách ly, nhà giãn cách nhà, người giãn cách người thì chúng ta khó có thể thực hiện được chống dịch”.

Cũng theo Bộ trưởng, tình hình dịch bệnh tại Hải Dương có yếu tố nguy cơ cao hơn Đà Nẵng vì tốc độ lây lan nhanh, hệ số lây nhiễm cao, thời gian ủ bệnh ngắn, khả năng đào thải nhanh hơn. Tốc độ lây lan gấp 4 lần chủng cũ.

Theo SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?
Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Từ đầu năm đến nay, trên thế giới ghi nhận số ca mắc Covid-19 gia tăng đáng kể. Tại Hà Tĩnh, số ca bệnh cũng có xu hướng tăng nhẹ và lây nhiễm trong cộng đồng.