UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu làm rõ trách nhiệm chậm thu nộp quỹ phòng chống thiên tai

(Baohatinh.vn) - Thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và 2 huyện Cẩm Xuyên, Hương Khê là 4 địa phương có tỷ lệ thấp trong thu nộp quỹ phòng, chống thiên tai.

UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu làm rõ trách nhiệm chậm thu nộp quỹ phòng chống thiên tai

Đoàn kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh khảo sát hiện trường đê hữu sông Lam (Xuân Phổ)

Theo báo cáo của Cơ quan Quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh về kết quả thực hiện Quỹ phòng, chống thiên tai, đến nay, thành phố Hà Tĩnh mới đạt 23%, thị xã Hồng Lĩnh đạt 36%, Cẩm Xuyên đạt 41%, Hương Khê đạt 42%.

Trước thực trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức rà soát, kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc chậm thu, nộp quỹ phòng, chống thiên tai trong thời gian qua;

Đồng thời xây dựng phương án, giải pháp thực hiện và triển khai thu quỹ trong thời gian tới đảm bảo kế hoạch được giao theo đúng quy định, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở NN&PTNT - cơ quan quản lý quỹ) trước ngày 29/5/2020.

Nếu địa phương nào thu đạt tỷ lệ thấp thì chủ tịch UBND địa phương đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và UBND tỉnh.

UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu làm rõ trách nhiệm chậm thu nộp quỹ phòng chống thiên tai

Trận lốc xoáy chiều 11/5 làm tốc mái 140 nhà dân trên địa bàn Hương Khê

UBND tỉnh cũng giao Sở NN&PTNT, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thường xuyên kiểm tra, rà soát nội dung báo cáo, phương án, giải pháp thực hiện của các địa phương, báo cáo đề xuất UBND tỉnh nội dung chỉ đạo, xử lý đối với các địa phương thực hiện chưa nghiêm túc theo đúng quy định.

Giao Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (Sở NN&PTNT) chủ trì, phối hợp các Sở: Tài chính, KH&ĐT, Cơ quan quản lý Quỹ tỉnh và đơn vị liên quan rà soát, tham mưu để xuất trích nguồn Quỹ Phòng, chống thiên tai (khoảng 15 tỷ đồng) để hỗ trợ sửa chữa các công trình cấp bách, mua sắm vật tư thiết yếu phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai trước mùa mưa lũ.

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),