Ứng phó nắng nóng, người trồng cam Hà Tĩnh áp dụng công nghệ tưới tự động

(Baohatinh.vn) - Tại “vựa cam” Vũ Quang (Hà Tĩnh), đến nay, 150 ha được áp dụng công nghệ tưới tự động tiết kiệm nước; 224 ha cam được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP.

Ứng phó nắng nóng, người trồng cam Hà Tĩnh áp dụng công nghệ tưới tự động

Cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang kiểm tra hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước của hộ ông Nguyễn Phú Quốc ở thị trấn Vũ Quang.

Ngay từ khi vườn cam hơn 2 ha mới được trồng một vài năm, anh Nguyễn Phú Quốc ở tổ dân phố 5, thị trấn Vũ Quang đã có ý thức lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước bằng hình thức nhỏ giọt.

Để có được hệ thống tưới này cho vườn cam, ngoài hơn 70 triệu đồng được Nhà nước hỗ trợ, năm 2016, anh Quốc đã mạnh dạn bỏ ra gần 100 triệu đồng khơi thông nguồn nước, làm bể chứa, lắp máy bơm, kéo điện, thêm ống…

Ứng phó nắng nóng, người trồng cam Hà Tĩnh áp dụng công nghệ tưới tự động

Nhờ lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt phủ kín diện tích trồng nên vườn cam của anh Quốc luôn đảm bảo độ ẩm cần thiết, không bị khô hạn trong mùa hè, cây sinh trưởng tốt

Nhờ hệ thống tưới tiêu này, gia đình anh Quốc đã chăm sóc vườn cam nhẹ nhàng, đỡ vất vả hơn nhiều hộ khác bởi cứ đến thời điểm cần tưới nước cho vườn cam, chỉ cần cắm điện, căn thời gian để đóng cầu giao là xong.

Hệ thống tưới này đã giúp vườn cam của anh luôn đảm bảo độ ẩm trong mùa nắng nóng, điều chỉnh được quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, thúc ra hoa đúng kỳ, cho những mùa quả năng suất cao hơn những hộ khác…

Ứng phó nắng nóng, người trồng cam Hà Tĩnh áp dụng công nghệ tưới tự động

Gốc cam chanh được công nhận là cây đầu dòng của gia đình ông Lê Quang Vượng ở xã Đức Bồng không chỉ mang thêm về nguồn thu mà còn có ý nghĩa lớn trong cải thiện nguồn giống trên địa bàn

Những năm gần đây, ông Lê Quang Vượng ở thôn 8, xã Đức Bồng phấn khởi bởi trong vườn cam chanh gần 1,5 ha của gia đình có 1 gốc được công nhận là cây đầu dòng. Gốc cây giống quý hiếm này ngoài việc hàng năm được Nhà nước hỗ trợ 1 triệu đồng để chăm sóc, còn tạo thêm nguồn thu nhập từ bán mắt ghép nhân giống cho ông Vượng. Ngoài ra còn góp phần cải thiện chất lượng nguồn giống mở rộng diện tích trồng cam trên địa bàn.

Ông Vượng cho biết thêm: “Vào các mùa ươm, các cơ sở sản xuất cây giống ở Vũ Quang, Hương Khê, Đức Thọ… đã tìm đến mua mắt ghép. Ngoài bán mắt ghép, tôi còn tự chiết, ươm giống để mở rộng sản xuất cho khu vườn đồi của gia đình và một số hộ xung quanh".

Ứng phó nắng nóng, người trồng cam Hà Tĩnh áp dụng công nghệ tưới tự động

Từ cây đầu dòng, mỗi năm ông Vượng cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống khoảng 2.500-3.000 mắt ghép chất lượng

Theo khảo sát của ngành nông nghiệp Vũ Quang, trên địa bàn có 150 ha được áp dụng công nghệ tưới tự động tiết kiệm nước; 70% diện tích cam áp dụng kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ sinh học để bón lót hằng năm; 224 ha cam được chứng nhận sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP…

Ứng phó nắng nóng, người trồng cam Hà Tĩnh áp dụng công nghệ tưới tự động

Thay vì sử dụng hóa chất bừa bãi như trước đây, người làm vườn Vũ Quang đã sử dụng vôi, chế phẩm sinh học trong chăm sóc, bảo vệ vườn cam để tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn.

Ngoài việc duy trì, phát triển các giống cam bản địa đang được quan tâm với 6 cây cam chanh, 12 cây cam bù được chứng nhận và bảo tồn cây đầu dòng thì các giống chất lượng như cam Xã Đoài, cam Vinh, cam V2, cam bù ghép... cũng được đưa vào sản xuất.

Nhờ tích cực ứng dụng KHKT vào sản xuất nên năm 2019 vừa rồi, năng suất cam toàn huyện đạt 16.000 tấn và giá trị kinh tế gần 379 tỷ đồng (gấp 5 lần năm 2015).

Để chăm sóc tốt 2.530 ha cam hiện có, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 có 1.200 ha cam đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, cam hữu cơ và chương trình OCOP, huyện Vũ Quang tập trung thực hiện các giải pháp như: quản lý tốt về cây giống, sử dụng nguồn giống chất lượng, khai thác khoảng 1.000 mắt ghép/cây đầu dòng/năm để trồng gần 40 ha;

Thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ khâu chọn giống đến đầu tư thâm canh, sử dụng phân hữu cơ vi sinh, tỉa cành tạo tán, tưới tiết kiệm nước; tuyên truyền, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, tuân thủ việc sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”; tăng cường tập huấn, chuyển giao KHKT cho người nông dân...

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.