Vẻ đẹp tuyệt vời của tiếng Việt trong Truyện Kiều

(Baohatinh.vn) - Hội thảo khoa học “Tiếng Việt trong Truyện Kiều” tổ chức tại Hà Tĩnh thể hiện tiếng nói tri ân Đại thi hào Nguyễn Du - người làm vinh quang văn chương Việt, ngôn ngữ Việt.

Vẻ đẹp tuyệt vời của tiếng Việt trong Truyện Kiều

Toàn cảnh hội thảo.

Sáng 25/9, tại TP Hà Tĩnh, Hội Kiều học Việt Nam, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Tiếng Việt trong Truyện Kiều”.

Dự hội thảo có: Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch hội nhà văn Việt Nam; GS Phong Lê - Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam; các nhà nghiên cứu; đại diện hội Kiều học các tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Nam Định...

Về phía tỉnh Hà Tĩnh có: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Võ Hồng Hải, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, UBND huyện Nghi Xuân, các nhà nghiên cứu và hội viên Hội Kiều học Hà Tĩnh.

Vẻ đẹp tuyệt vời của tiếng Việt trong Truyện Kiều

Chủ trì hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh nhấn mạnh: Kiệt tác Truyện Kiều - Nguyễn Du đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt qua bờ cõi quốc gia, trở thành một phần tinh hoa của văn hóa nhân loại, ghi dấu văn học Việt Nam trên thi đàn quốc tế.

Vẻ đẹp tuyệt vời của tiếng Việt trong Truyện Kiều

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh khai mạc hội thảo.

Kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du, Hà Tĩnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa tri ân, tưởng nhớ và Hội thảo khoa học “Tiếng Việt trong Truyện Kiều” là một trong chuỗi hoạt động đó.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh: Hội thảo được tổ chức nhằm khẳng định giá trị và sức sống trường tồn của kiệt tác Truyện Kiều; tôn vinh công lao của Nguyễn Du trong việc phát huy và sáng tạo cái hay, cái đẹp của tiếng Việt khi viết Truyện Kiều, góp phần phổ biến, giữ gìn, bảo vệ những giá trị của tiếng Việt.

Vẻ đẹp tuyệt vời của tiếng Việt trong Truyện Kiều

GS Phong Lê - Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam phát biểu đề dẫn hội thảo.

Trong đề dẫn hội thảo, GS Phong Lê - Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam khẳng định: Tiếng Việt trong Truyện Kiều là câu chuyện đã diễn ra trong nhiều trăm năm. Đọc, nghe, cảm thụ, truyền bá, thẩm bình, đánh giá văn Nôm Truyện Kiều cũng là câu chuyện của nhiều trăm năm. Hội thảo được tổ chức trước hết có ý nghĩa tôn vinh và tri ân một Nguyễn Du xứng danh Đại thi hào, là người đã đưa tiếng Việt lên một tầm cao giá trị, trước và sau ông - cho đến nay, chưa ai sánh được.

Một tiếng Việt của Nguyễn Du cũng là tiếng Việt cho muôn người, cho muôn đời - nó là của cải, là giá trị, là kho báu để khẳng định sự trường tồn của dân tộc trước mọi thử thách lịch sử.

GS Phong Lê mong muốn, mỗi tham luận sẽ đi sâu và cụ thể hóa sức sống bất diệt, vẻ đẹp tuyệt vời của tiếng Việt trong Truyện Kiều, nhân lễ giỗ 200 năm Đại thi hào.

Vẻ đẹp tuyệt vời của tiếng Việt trong Truyện Kiều

PGS.TS Biện Minh Điền - Viện Sư phạm Xã hội, Trường Đại học Vinh tham luận nội dung “Truyện Kiều với tiếng Việt và thể loại thuần Việt điển hình (lục bát) trong lịch sử văn học Việt Nam".

Tại hội thảo, đại biểu đã trực tiếp nghe 11 tham luận (trong tổng số 48 tham luận gửi về hội thảo và trình bày tại hội thảo) từ các nhà nghiên cứu, các nhà báo với nhiều góc độ, khía cạnh đi sâu phân tích vẻ đẹp của chữ và nghĩa trong Truyện Kiều với những thống kê tỉ mỉ trên 3.254 câu; những cảm nhận công phu về một chữ hoặc một cặp chữ, hay các hư từ, mỹ từ, từ đặc dụng được Nguyễn Du sử dụng trong kiệt tác Truyện Kiều.

Vẻ đẹp tuyệt vời của tiếng Việt trong Truyện Kiều

Nhà báo Bùi Minh Huệ - nguyên Phó Tổng biên tập Báo Hà Tĩnh tham luận nội dung “Biệt tài miêu tả tâm trạng của Nguyễn Du qua vài trích đoạn Truyện Kiều”

Vẻ đẹp tuyệt vời của tiếng Việt trong Truyện Kiều

TS Lê Thành Nghị - Hội Nhà văn Việt Nam tham luận nội dung “Ngôn ngữ trữ tình biểu cảm của Nguyễn Du trong Truyện Kiều”

Vẻ đẹp tuyệt vời của tiếng Việt trong Truyện Kiều

Ông Nguyễn Xuân An (95 tuổi, ở tỉnh Đồng Nai) - tác giả đạt giải nhất cuộc thi “Bạn đọc thuộc Truyện Kiều” toàn quốc chia sẻ niềm đam mê, nghiên cứu Truyện Kiều từ năm ông 13 tuổi và phân tích chữ “Tình” với nàng Kiều.

Hội thảo cũng dành thời gian cảm nhận và phân tích sâu về nghệ thuật của bậc thầy Nguyễn Du trong ngôn ngữ tự sự gồm: tả cảnh, tả người, tả tình gắn với những kỹ năng biểu cảm cùng những đặc sắc trong ngôn ngữ trữ tình và ngôn ngữ kịch; sự vận dụng các điển cố...

Vẻ đẹp tuyệt vời của tiếng Việt trong Truyện Kiều

TS. Bùi Đại Dũng - Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tham luận “Phân tích tần suất một số từ vựng trong Truyện Kiều”

Vẻ đẹp tuyệt vời của tiếng Việt trong Truyện Kiều

Nhà nghiên cứu Huy Lê - Chi hội Kiều học Hà Nội tham luận “Truyện Kiều - Mỹ từ và từ đặc dụng”

Bế mạc hội thảo, thay mặt ban tổ chức, GS Phong Lê - Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam bày cảm ơn các tác giả, nhà nghiên cứu đã dành thời gian, tâm huyết nghiên cứu và chia sẻ những suy nghĩ về “Tiếng Việt trong Truyện Kiều”.

Vẻ đẹp tuyệt vời của tiếng Việt trong Truyện Kiều

GS Phong Lê bế mạc hội thảo.

GS Phong Lê cho rằng, để đi tìm một bản Kiều đúng với nguyên tác là một công việc khó có kết quả, nếu không muốn nói là bất lực và vô vọng. Bởi vậy, mong rằng các tác giả, nhà nghiên cứu hãy tiếp tục đi tìm một bản Kiều nhận được sự đồng thuận cao trong giới học giả và công chúng.

Đánh giá cao 48 tham luận gửi về hội thảo và trình bày tại hội thảo, GS Phong Lê nhấn mạnh: “Hội thảo được tổ chức vào dịp đặc biệt này mong góp một tiếng nói tri ân Đại thi hào - người đã làm nên vinh quang cho dân tộc Việt, văn chương Việt, ngôn ngữ Việt.

Nên chăng, chúng ta có kiến nghị gửi Nhà nước nên có một “Ngày Tiếng Việt”? Ngày đó, nếu được chấp nhận sẽ là ngày giỗ Nguyễn Du vào 10/8 âm lịch hằng năm”.

Chủ đề 255 NĂM NGÀY SINH ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.