Nghiêm Kình - Dấu chân người lính mãi còn (Bài 1): Hạt giống đỏ của cách mạng

(Baohatinh.vn) - Tôi đọc tiểu thuyết “Dấu chân người lính” của nhà văn quân đội, Đại tá Nguyễn Minh Châu với một tâm trạng háo hức, đầy cảm phục về nhân vật chính - Chính ủy Nghiêm Kinh. Thế nhưng không hiểu vận may nào đã khiến tôi lại được gặp nguyên mẫu ở ngoài đời. Chẳng những thế, tôi còn được ông chọn làm thư ký riêng trước ngày sư đoàn bước vào chiến dịch “Hè đỏ lửa” 1972 Quảng Trị.

Tôi làm thư ký phục vụ ông những ngày Sư đoàn 320B đóng quân từ Nông Cống (Thanh Hóa) chuyển vào Yên Thành (Nghệ An) lập khu hậu cứ để chuyển dịch toàn lực lượng vào chi viện cho chiến trường, giữ Thành cổ Quảng Trị. Ở với ông trong một gian lán, nhận và viết cho ông ký bao nhiêu mật lệnh, chỉ thị các đơn vị cấp dưới ở phía trước, ăn cùng ông bao bữa cơm lính đạm bạc, nhưng tôi có ngờ đâu, chỉ huy của mình là một huyền thoại, một Nghiêm Kinh trí dũng song toàn trong cuốn tiểu thuyết đã đọc, chỉ khác, ở ngoài đời ông là Nghiêm Kình, Trung tá - Phó Chủ nhiệm Chính trị sư đoàn.

Nghiêm Kình - Dấu chân người lính mãi còn (Bài 1): Hạt giống đỏ của cách mạng

Nghĩa trang liệt sỹ huyện Đức Thọ - nơi 2 anh em ruột Nghiêm Chí Điềm và Nghiêm Kình yên nghỉ.

Cũng là duyên tiền định, tròn 30 năm sau tôi rời sư đoàn, trở về làm báo trên quê hương Hà Tĩnh lại được gặp Thiếu tướng Nghiêm Triều Dương, con thứ hai nhưng là con trai cả của thủ trưởng Nghiêm Kình. Nghiêm Triều Dương kể lại: Ba anh (tức Chính ủy Nghiêm Kình), sinh năm 1927 trong một gia đình nông dân nghèo, đông con nhưng hiếu học ở Đức Thọ. Trong 11 người con, ông được đi học trường làng Khóng (tức Trường Nghĩa Yên - Minh Tân) do Chi bộ Nghĩa Yên lãnh đạo, tổ chức và thành lập nên. Mới 14-15 tuổi, Nghiêm Kình đã cùng các bạn cảnh giới cho đảng viên họp bàn, tham gia làm liên lạc, rải truyền đơn kêu gọi chống Pháp. Cả làng Yên Nghĩa, trong đó có cả anh em ông, theo lời kêu gọi của Đảng, nhất tề đứng lên tham gia giành chính quyền. Không chỉ có mỗi Nghiêm Kình mà nhà ông có đến mấy người đều là những thanh niên, cán bộ nòng cốt của tổ chức Việt Minh.

Nghiêm Kình - Dấu chân người lính mãi còn (Bài 1): Hạt giống đỏ của cách mạng

Chân dung liệt sỹ Nghiêm Kình

Đầu tiên phải kể đến bố đẻ của ông là ông Nghiêm Đích. Năm 1930, với các biệt danh là ông Khoan, Nghiêm Chục, ông cùng ông Đái - bạn chí thân, quê ở xã Hương Thọ (Vũ Quang) vừa vượt ngục trở về, tiếp tục bắt liên lạc với tổ chức cách mạng. Các ông được tổ chức tin tưởng, giao qua Lào buôn bán trâu bò gây quỹ cho Đảng. Ông từng bị lính Pháp bắt giam tại đồn Quánh (xã Hương Thọ - Vũ Quang bây giờ). Do có công với cách mạng, ông Nghiêm Đích được Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Độc lập.

Cả nhà ông Nghiêm Đích có đến 2 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 3 liệt sỹ chống Pháp, chống Mỹ, 11 đảng viên, 1 tư lệnh binh chủng, 3 sỹ quan cấp tướng và gần chục người cấp tá Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 5/1951, gia nhập quân đội cách mạng và gắn bó hầu hết cuộc đời với chiến trường máu lửa Bình Trị Thiên. Số phận may mắn đã giúp ông tìm được cái nửa đời mình ở chiến khu Ba Lòng, Quảng Trị. Cô nữ y tá Tiểu đoàn Quân y 18, Trung đoàn 95, Sư đoàn 325 Hoàng Thị Vịnh, quê ở TP Đồng Hới đã đem lòng yêu mến người Chính ủy trung đoàn trong một lần ông xuống giảng bài. Ông bà yêu nhau, lấy nhau bằng một đám cưới giản dị, đầy chất lính với bữa chè nấu từ đường mía nhờ người xuống vùng địch tạm chiếm mua hộ.

Nghiêm Kình - Dấu chân người lính mãi còn (Bài 1): Hạt giống đỏ của cách mạng

Tổ quốc ghi công liệt sĩ Nghiêm Kình

Sau những ngày hạnh phúc ngắn ngủi bên người vợ trẻ, bàn chân “người chiến sỹ ấy” đã ghi dấu hầu hết mặt trận Trị Thiên, Thượng Lào, Hạ Lào. Ông trưởng thành từng ngày, được cấp trên tin tưởng trao nhiều trọng trách khác nhau. Từ Trưởng ban Tuyên huấn Sư đoàn, Chính ủy các Trung đoàn 95, 101,… năm 1962, ông được giao nhiệm vụ mang chỉ thị của Trung ương vào cho Bộ Tư lệnh Tây Nguyên rồi ở lại làm Trưởng ban Tuyên huấn Khu 5.

Để chuẩn bị một lực lượng mạnh tăng cường cho chiến trường miền Nam, Bộ Quốc phòng cho thành lập Đoàn 32 tại vùng Chi Nê (Hòa Bình) chuyên huấn luyện quân đi B. Năm 1968, Đoàn 32 được nâng cấp thành Sư đoàn 320B, rải dọc Hòa Bình - Ninh Bình, sư đoàn bộ đặt tại huyện Nho Quan. Trung tá Nghiêm Kình, nguyên Chính ủy Đoàn 32 được điều về làm Phó Chủ nhiệm Chính trị.

Cho đến nay đã hơn 50 năm, ngồi viết những dòng này, trước mặt tôi vẫn như còn đó bóng dáng của ông, người thủ trưởng chính trị miệng nói tay làm, gương mẫu và hết lòng yêu thương đồng bào, đồng chí. 5 năm ở đơn vị huấn luyện quân đi B quả hết sức cam go, quyết liệt. Cứ mỗi ngày trước khi trời tối, nắng cũng như mưa, nóng cũng như rét, lạnh thấu xương, từ cán bộ các cấp đến chiến sĩ vai mang sọt nứa 3 chân đựng các viên đất đóng khuôn, trọng lượng tăng dần từ 15-20 kg cho đến 22,25 kg, tay chống gậy hành quân bộ xuyên đêm trong rừng già. Thủ trưởng Nghiêm Kình tuy là một chỉ huy cấp sư đoàn, song vẫn bền bỉ đi cùng anh em, không bao giờ bỏ cuộc. Ông động viên chiến sĩ: “Rèn để thích nghi với điều kiện của chiến tranh. Thao trường đổ mồ hơi, chiến trường đỡ đổ máu!”.

(Còn nữa)

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Đọc thêm

Du lịch Hà Tĩnh bùng nổ dịp nghỉ lễ

Du lịch Hà Tĩnh bùng nổ dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày vừa khép lại, lượng du khách đến tham quan, lưu trú trong dịp nghỉ lễ cho thấy tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm ngoái.
"Ký ức Điện Biên Phủ sống mãi trong tôi"

"Ký ức Điện Biên Phủ sống mãi trong tôi"

Đã 71 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày cùng đồng đội chiến đấu anh dũng trên chiến trường Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người cựu binh Nguyễn Xuân Vinh ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Infographic: Lộ trình sáp nhập tỉnh thành, tinh giảm xã

Hà Tĩnh trong cảm nhận của con em xa quê

Lễ, tết là dịp nghỉ ngơi, du lịch với nhiều người, nhưng với người con Hà Tĩnh, đó còn là cơ hội trở về quê hương, gắn kết gia đình và cảm nhận những đổi thay nơi chôn nhau cắt rốn.
Trải nghiệm Thiên Cầm qua dịch vụ xe điện

Trải nghiệm Thiên Cầm qua dịch vụ xe điện

Nhiều du khách đến với biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) tỏ ra thích thú và hài lòng khi được trải nghiệm dịch vụ xe điện, ngắm nhìn cảnh quan, hòa mình vào nhịp sống của người dân.
Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Sự kiện lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã đi qua trọn vẹn nửa thế kỷ nhưng trong tâm cảm của hàng chục triệu người dân Việt Nam và những người con Hà Tĩnh, vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc, tự hào và nỗi nhớ thương đồng đội, người thân không trở về.
Đá Bạc Eco -"Thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh

Đá Bạc Eco -"Thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh

Nằm giữa vùng đồi núi nhấp nhô thượng nguồn hồ Kẻ Gỗ, Khu du lịch Đá Bạc Eco (xã Nam Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã trở thành "thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh, đầy sức mê hoặc , thu hút du khách xa gần.
Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Khám phá cung đường hoang sơ, kỳ vĩ cùng VinFast Hà Tĩnh

Khám phá cung đường hoang sơ, kỳ vĩ cùng VinFast Hà Tĩnh

Cùng người bạn đồng hành là chiếc ô tô điện "3 không” (không mùi, không tiếng ồn và không phát thải), du khách sẽ được hòa mình vào khung cảnh biển trời hùng vĩ, cảm nhận rõ nét đẹp của vùng đất Hà Tĩnh yên bình.
Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
 Bùng nổ mùa hè 2025 cùng du lịch biển Hà Tĩnh

Bùng nổ mùa hè 2025 cùng du lịch biển Hà Tĩnh

Cùng với chuỗi lễ hội khai trương hoành tráng, các khu, điểm du lịch trên địa bàn Hà Tĩnh đang nỗ lực đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, hứa hẹn mang đến kỳ nghỉ sôi động, đáng nhớ cho du khách muôn phương trong dịp hè 2025.
 Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Những người con xa quê nặng lòng với quê hương

Những người con xa quê nặng lòng với quê hương

Những người con Hà Tĩnh tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam không chỉ đoàn kết, nỗ lực góp phần xây dựng vùng đất mới mà còn luôn đau đáu hướng về quê hương. Với tình yêu quê sâu đậm, họ luôn chung tay vun đắp, lan tỏa giá trị văn hóa và tinh thần Hà Tĩnh, tạo nên một “Hà Tĩnh thứ hai” đầy nghĩa tình và bản sắc nơi đất khách.
Hà Tĩnh khởi đầu mùa du lịch biển sôi động

Hà Tĩnh khởi đầu mùa du lịch biển sôi động

Khai trương mùa du lịch biển năm nay không tổ chức quy mô cấp tỉnh, nhưng với sự chuẩn bị chu đáo, đầu tư công phu và diễn ra đồng loạt tại các địa phương, sự kiện này đã mang đến những ấn tượng đặc biệt, mở ra một mùa du lịch biển sôi động.
Khai trương mùa du lịch biển Kỳ Anh

Khai trương mùa du lịch biển Kỳ Anh

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh quê hương, con người huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tươi đẹp, thân thiện đến với du khách trong và ngoài nước.