Về miền tuổi thơ

(Baohatinh.vn) - Có những ngày tôi thấy mình thật lạ, ngồi ngẩn ngơ nhớ về những ký ức xa xưa. Như hôm nay tôi mơ về miền Trung thu tuổi thơ ánh trăng rằm gõ cửa. Mắt tít cười, tay cầm chiếc đèn ông sao.

Tôi chỉ ước mình cứ bé mãi như thuở nào. Thuở từng ngày đếm Trung thu đến với biết bao nhiêu niềm háo hức ngây thơ, giản dị. Là những buổi trưa không ngủ, bên hiên nhà rộn ràng, tôi cùng đám bạn trong xóm làm đèn.

Về miền tuổi thơ

Trung thu ở quê nhà, nhớ nhất vẫn là đèn hạt bưởi sáng xanh cùng tiếng nổ vui tai. Ảnh internet

Này là đèn ông sao được làm bằng thanh tre chặt ngoài vườn cùng với tấm giấy bóng kính xanh đỏ. Này là đèn kéo quân có âm thanh rộn rã phát ra vui tai từ những chiếc lon sữa bò đã hết. Này là đèn hạt bưởi thơm lừng mùi tinh dầu.

Cầm trên tay thành phẩm của mình, tuy không được lung linh bằng đèn ngoài tiệm nhưng đó là cả niềm vui ngọt ngào, ướt đẫm cả một vùng trời ký ức.

Về miền tuổi thơ

Tự làm đèn ông sao vẫn là cảm giác thích thú nhất. Ảnh internet

Tôi thấy mình bé lại trong đêm trăng rằm sáng rực. Trăng sáng lắm, soi sáng những khuôn mặt ngây thơ, dẫn lối niềm vui trên đường làng lạo xạo sỏi đá. Ánh trăng theo niềm vui cùng bạn bè tôi tỏa đi trăm ngả và cuối cùng đọng lại trên mâm cỗ tuổi thơ. Mâm cỗ không có bánh dẻo hay bánh nướng, chỉ toàn là hoa trái vườn nhà mọi người chung tay góp vui.

Dưới ánh trăng, tôi vẫn thấy những trái na mở mắt, những trái ổi nhỏ bằng cái chén uống trà phía trong ruột đỏ hồng, trái thị vàng ươm thơm nồng như muốn đọ sắc cùng trăng.

Về miền tuổi thơ

Những trái thị vàng hươm chào đón đêm rằm. Ảnh internet

Về miền Trung thu tuổi thơ, tôi nghe tiếng trống thùng thình, đội múa lân rộn rịp bước qua như chưa bao giờ hào hùng hơn thế. “Đoàn binh lính” nhỏ rước đèn đi theo sau, cùng cất tiếng hát “rước đèn ông sao”. “Tùng dinh dinh, tùng dinh dinh…”, tôi khẽ hát, tim lên ngân vui sướng. Tiếng trống giục giã gieo vào lòng tôi những thân thương, quyện hòa cùng tiếng nói cười xôn xao cả một khoảng trời quê bé nhỏ.

Về miền Trung thu để tôi thấy muôn nẻo trở về, không nơi đâu bình yên hơn ngôi nhà của mình. Những mùa Trung thu nghèo với bữa cơm ấm áp, giản dị. Thương mẹ hiền tần tảo sớm hôm, dù thiếu thốn nhưng vẫn chăm lo cho những đứa con đầy đủ. Tôi nhớ những mùa trăng gối đầu lên đùi mẹ ngủ. Giấc ru hời đưa tôi vào những cơn mê. Giấc ru hời nuôi nấng tôi từ một đứa trẻ bỡ ngỡ trở thành người lớn với hành trang vững đầy.

Về miền tuổi thơ

Rước đèn ông sao đêm Trung thu. Ảnh internet

Tôi buộc ký ức của mình neo đậu bến tuổi thơ, thao thiết mãi mùa trăng thời thơ bé. Một ánh trăng, một mùi hương cũng làm tim tôi khe khẽ ngân lên từng cảm xúc dịu êm. Tôi nhận ra chẳng tìm đâu xa chốn bình yên trong lòng bằng những mùa trăng ngọt ngào lúc trẻ. Và chợt chạnh lòng khi nghĩ về hiện thực hôm nay. Tôi mong rằng, dịch bệnh qua đi, trả lại đúng Trung thu là mùa trăng của trẻ nhỏ, để cho các em vui với những niềm vui hồn nhiên…

Tháng năm khôn lớn, bôn ba khắp chốn thị thành, tôi vẫn thương một mùa Trung thu thơ dại. Kỷ niệm níu giữ những phút giây trong trẻo còn mãi, khoảnh khắc đó chẳng thể nào tôi quên. Rồi tôi tự hỏi, Trung thu năm nay người năm xưa có nhớ? Chốn bình yên quê nhà có còn tiếng trống thậm thình? Dẫu đã lớn, tôi vẫn tha thiết muốn được trở về ngày nhỏ, tay cầm đèn, miệng nhẩm hát bài “Tùng dinh dinh…”.

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.