Vì sao học phí đào tạo bằng lái ôtô ở Hà Tĩnh tăng cao?

(Baohatinh.vn) - Trước việc phải đầu tư lắp đặt thêm các trang thiết bị phục vụ đào tạo, sát hạch bằng lái xe ô tô theo quy định của Bộ GTVT, các cơ sở, trung tâm đào tạo ở Hà Tĩnh đã tăng học phí.

Video: Cabin điện tử phục vụ đào tạo, sát hạch cấp bằng lái xe ô tô.

Dù có ý định học bằng lái xe ôtô hạng B2 và tham khảo thông tin cách đây 5 tháng nhưng anh Nguyễn Văn Nam (SN 1990, xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà) chưa nộp hồ sơ khi thời điểm đó khá bận công việc.

Đầu tháng 2/2023, anh Nam “hạ quyết tâm” học bằng lái xe. Tuy nhiên, khi gọi điện tới một số trung tâm đào tạo giấy phép lái xe trên địa bàn tỉnh, anh Nam bất ngờ trước chi phí khóa học lái xe B2 đã tăng lên gần 16 triệu đồng.

Vì sao học phí đào tạo bằng lái ôtô ở Hà Tĩnh tăng cao?

Công tác đào tạo, sát hạch bằng lái xe ô tô ngày càng được siết chặt.

“Thời gian trước, tôi có hỏi mức phí học lái xe và được thông báo chỉ hơn 13 triệu đồng và người thân của tôi cũng đăng ký học với mức phí tương tự như vậy. Lúc ấy, một số người khuyên tôi nên học sớm vì học phí có thể tăng vào đợt tới, nhưng không nghĩ tăng lên gần 16 triệu đồng”, anh Nam chia sẻ.

Khi thắc mắc vì sao mức phí học lái xe tăng cao như thế, anh Nam được nhân viên trung tâm giải thích là do có thêm các khoản: phí học thực hành lái xe (DAT), luyện tập lái xe trên cabin mô phỏng (quy định tối thiểu 3 giờ), chi phí xăng dầu tăng.

Vì sao học phí đào tạo bằng lái ôtô ở Hà Tĩnh tăng cao?

Theo thông tin từ các đơn vị đào tạo lái xe, việc tăng học phí là do đầu tư cơ sở hạ tầng như: cabin điện tử từ 400 - 500 triệu đồng, thiết bị giám sát hành trình, sân bãi...

Ngoài ra, nội dung chương trình học lý thuyết bằng lái xe hạng B2 có tổng cộng 168 giờ; học thực hành có tổng thời gian là 84 giờ với 1.100km, bao gồm tối thiểu 810km (bắt buộc) thực hành DAT lái xe đường trường và 200km lái xe sa hình. Việc học phí đào tạo lái xe ôtô tăng nên anh Nam vẫn chưa quyết định nộp hồ sơ.

Theo khảo sát của PV, tại các trung tâm đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh, chi phí để học bằng lái xe ôtô hạng B11 số tự động là khoảng 15 triệu đồng, hạng B1 và B2 trọn gói gần 16 triệu đồng, hạng C hơn 18 triệu đồng. Con số này cao hơn từ 2,5 - 3 triệu đồng so với thời điểm trước năm 2023.

Vì sao học phí đào tạo bằng lái ôtô ở Hà Tĩnh tăng cao?

Bộ GTVT đã đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng, đạo đức người lái xe.

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thu Hiền – Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo vận hành phương tiện thủy - bộ (Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh) cho hay: Thời điểm này, đơn vị đang tiến hành lắp đặt 2 cabin điện tử (mỗi bộ có giá 400 – 500 triệu đồng) để phục vụ quá trình đào tạo lái xe theo quy định tại Thông tư 04 của Bộ GTVT (bắt đầu từ ngày 1/1/2023, các trung tâm đào tạo lái xe ôtô phải áp dụng cabin điện tử trong đào tạo lái xe).

Với cabin điện tử, học viên muốn có giấy phép lái xe sẽ tập lái mô phỏng trên nhiều loại đường, điều kiện thời tiết, tình huống giao thông. Phần học trên cabin thay 3 giờ học thực hành trên xe.

Vì sao học phí đào tạo bằng lái ôtô ở Hà Tĩnh tăng cao?

Thiết bị cabin điện tử phục vụ đào tạo, sát hạch cấp bằng lái xe ô tô đang được Trung tâm Đào tạo vận hành phương tiện thủy - bộ (Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh) lắp đặt.

2 cabin điện tử mà trung tâm này lắp đặt là thuê của một đơn vị với giá 10 triệu đồng/tháng. Nguyên nhân là việc mua sắm trang thiết bị với kinh phí trên 200 triệu đồng phải thực hiện đấu thầu, cần nhiều thời gian. Do đó, để đảm bảo theo quy định, phương án thuê thiết bị là khả dĩ nhất.

“Thời gian qua, trung tâm đã đầu tư trang thiết bị như: cabin ảo, thiết bị giám sát quãng đường theo đúng quy định, nâng cấp sân bãi; cùng với đó là chi phí nhiên liệu tăng nên mức học phí cũng buộc phải tăng. Trước khi tăng phí đào tạo, chúng tôi đã có báo cáo đầy đủ với các ban, ngành chức năng của tỉnh”, bà Nguyễn Thị Thu Hiền thông tin.

Vì sao học phí đào tạo bằng lái ôtô ở Hà Tĩnh tăng cao?

Cabin điện tử được thiết kế và trang bị giống với một cabin ô tô trong thực tế.

Thời điểm này, cơ sở đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe của Công ty CP Đầu tư và phát triển Hà An đã đầu tư 1 cabin điện tử với giá hơn 400 triệu đồng để phục vụ việc đào tạo, sát hạch cấp bằng lái xe ôtô. Trước đó, các phương tiện dạy lái của đơn vị cũng lắp đặt thiết bị giám sát quãng đường.

Mức phí đào tạo bằng lái xe ôtô các hạng của cơ sở này hiện đang áp dụng dao động từ 12 - 14 triệu đồng. Tuy nhiên, Công ty CP Đầu tư và phát triển Hà An đang tính toán để tăng mức học phí do kinh phí đầu tư trang thiết bị khá lớn.

Vì sao học phí đào tạo bằng lái ôtô ở Hà Tĩnh tăng cao?

Thông qua màn hình vi tính mô phỏng lưu thông trên đường thật, học viên cần điều khiển ô tô đi đúng luật, xử lý các tình huống phát sinh.

“Mỗi bộ cabin điện tử có giá trên 400 triệu đồng, mà nhu cầu phải lắp 3 – 5 bộ, tính ra, số tiền đầu tư phải từ 1,2 - 2 tỷ đồng, cùng với các thiết bị khác nữa nên chúng tôi buộc phải tính toán tới phương án tăng học phí trong thời gian tới. Điều này cũng là hợp lý và đúng theo quy định”, ông Ngô Đức Thông - Phó Trưởng phòng đào tạo Công ty CP Đầu tư và phát triển Hà An cho hay.

Vì sao học phí đào tạo bằng lái ôtô ở Hà Tĩnh tăng cao?

Thiết bị giám sát hành trình được lắp đặt trên ôtô để giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe.

Ông Nguyễn Quang Sơn - Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái (Sở GTVT) cho hay: Trên địa bàn tỉnh hiện có 7 cơ sở đào tạo lái xe, trong đó có 4 cơ sở đào tạo lái xe ôtô (Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh, Công ty CP đầu tư và phát triển Hà An, Trường Cao đẳng Công nghệ và Trường Trung cấp Kỹ Nghệ Hà Tĩnh). Các cơ sở đều có sự đầu tư trang thiết bị (cabin điện tử, thiết bị giám sát hành trình...) đáp ứng theo quy định của Bộ GTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Về mức phí đào tạo bằng lái xe ô tô, các trung tâm, cơ sở xây dựng căn cứ theo Nghị định 81/NĐ-CP của Chính phủ quy định và trình lên cấp có thẩm quyền xem xét. Mỗi năm, các trung tâm không được tăng phí đào tạo quá 15%.

Bằng B11 cấp cho những người không hành nghề lái xe, được điều khiển các loại xe sau đây: ôtô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi; ôtô tải chuyên dùng số tự động, có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Người có bằng lái xe hạng B11 không được điều khiển xe ô tô số sàn, nếu điều khiển xe số sàn sẽ vi phạm lỗi “Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển”. Theo điểm a khoản 7, điều 21 Nghị định 46/2016/ NĐ-CP, lỗi này có mức xử phạt từ 4 - 6 triệu đồng.

Chủ đề An toàn giao thông

Đọc thêm

Xứng danh "Doanh nghiệp vì người lao động"

Xứng danh "Doanh nghiệp vì người lao động"

Thực hiện đầy đủ chế độ theo quy định, đảm bảo việc làm, thu nhập cho công nhân, các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh đang nỗ lực để xứng đáng với danh hiệu “Doanh nghiệp vì người lao động”.