(Baohatinh.vn) - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, đêm 9/10, trên địa bàn xã Tượng Sơn (Thạch Hà) xảy ra mưa lớn, cộng với nước thủy triều lên cao gây sạt lở nghiêm trọng tuyến đê Hữu Phủ đoạn cống Hoàng Hà, uy hiếp gần 1.000 ha diện tích sản xuất nông nghiệp…
Điểm đê bị sạt lở dài khoảng 30m, nằm ngay bên miệng cống Hoàng Hà. Trước tình trạng này, từ sáng sớm nay (10/10), các lực lượng địa phương cũng hàng trăm người dân được huy động để ứng cứu. Tuy nhiên, do tuyến đường dẫn vào điểm sạt lở bị ngập lụt nên rất khó khăn để vận chuyển vật liệu. Phải mất một thời gian, chuyến xe chở cát mới tiếp cận được điểm xảy ra sự cố.
Vận chuyển cát để "hàn" đê
Hết cát, bà con tận dụng đất xung quanh khu vực để làm vật liệu
Ông Dương Kim Dũng - Trưởng thôn Sâm Lộc cho biết: “Bà con không ai bảo ai, khi xã phát lệnh là người ven, người cuốc tập trung hộ đê. Đây là điểm xung yếu, từ chiều tối qua, chúng tôi đã tham gia cùng với các lực lượng công an, quân sự của xã kè đê, phủ bạt nâng cao mặt đường, song do nước lên cao, chảy mạnh nên sáng nay bị trôi hết. Chỉ khi tuyến đê an toàn chúng tối mới yên tâm được, bởi sau cống ngăn mặn này là toàn bộ diện tích sản xuất nông nghiệp của nhiều người dân”.
Mỗi người mỗi việc...
Tuyến đê Hữu Phủ có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu thoát nước cho xã Tượng Sơn, xã Thạch Thắng và một số xã của huyện Cẩm Xuyên. Trong khi đó, cống Hoàng Hà điều tiết nước từ Cẩm Xuyên về, thuộc hạ lưu xả lũ của hồ Kẻ Gỗ, đồng thời ngăn nguồn nước mặn từ Cửa Sót lên để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho khoảng 1.000 ha. Nếu bị vỡ thì cả hai vụ lúa trên diện tích này nguy cơ bỏ hoang vì nhiễm mặn.
... vì an toàn cho cả tuyến đê
Ông Dương Kim Hợi - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Dự án kè chắn sóng đê Hữu Phủ đã triển khai nhưng hiện 1,2 km trên địa bàn xã Tượng Sơn (đoạn qua cống Hoàng Hà) đang dang dở, do vậy ở đây trở thành điểm xung yếu nhất trong mùa mưa lũ. Trong đợt bão số 10, đoạn đê này cũng bị bão lũ “bứt” mất 30 m; vừa mới gia cố lại thì đợt mưa này lại tiếp tục sạt lở. Sau 4h ứng cứu, tuyến đê đã an toàn nhờ gần 1.000 lượt lao động vận chuyển 1000 m3 đất, 300 cọc tre, gỗ và 50 m3 đá hộc để gia cố. Song, đây chỉ là giải pháp tạm thời mà cần sự quan tâm của các cấp, ngành, nhất là sớm có dự án để bảo vệ an toàn cả tuyến đê”.
Hội Làm vườn và trang trại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã vận động cải tạo được 9.956 vườn, xây dựng được 901 vườn mẫu và hình thành 142 mô hình kinh tế cho thu nhập cao.
Giấy phép môi trường là thủ tục bắt buộc theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, thế nhưng, hiện nay, gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn ở Hà Tĩnh lại thiếu giấy phép quan trọng này.
Với việc Hương Khê hoàn thành các tiêu chí huyện NTM, Hà Tĩnh sẽ có 100% huyện đạt chuẩn, tạo tiền đề quan trọng cho mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh NTM.
Từ đầu năm đến nay, Hà Tĩnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nhiều tàu cá vi phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định.
Nói đi đôi với làm, gần gũi, nhẹ nhàng tuyên truyền, giải thích để người dân thông suốt về xây dựng nông thôn mới là cách làm của bà Lê Thị Kim Lương - người hơn 20 năm gánh vác việc làng ở thôn Vĩnh Hội, xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh).
Hội đồng thẩm định xét, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM, nâng cao, kiểu mẫu Hà Tĩnh bỏ phiếu đề nghị UBND tỉnh công nhận xã Thuận Lộc, TX Hồng Lĩnh đạt chuẩn NTM nâng cao.
Từ một gia đình khó khăn nhưng bằng bàn tay yêu lao động, vợ chồng bà Lâm Thị Mai (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã gây dựng được trang trại tổng hợp cho thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm.
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm sẽ phối hợp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân tham gia sản xuất theo các chương trình, dự án hợp tác nông nghiệp hữu cơ ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Tham gia chương trình OCOP là hướng đi của ông chủ HTX Nông nghiệp sạch Hatisa (TP Hà Tĩnh) nhằm nâng tầm chất lượng, thương hiệu, tạo cơ hội phát triển, mở rộng thị trường cho sản phẩm.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, bão số 6 (bão Tramy) sau khi đổ bộ vào bờ, thay vì suy yếu, sẽ quay trở lại ra biển nên các địa phương, đơn vị cần cảnh báo người dân, nhất là ngư dân, tuyệt đối không được chủ quan.
Để giúp hoa sinh trưởng tốt, đảm bảo khung thời vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp tết, nhiều hộ dân trồng hoa cúc trên địa bàn Hà Tĩnh đang tập trung xuống giống.
Hà Tĩnh đã có 76/76 tàu cá đang hoạt khai thác thủy sản vùng khơi đã lắp đặt thiết bị VMS; 100% tàu cá đã nhập vào dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFISHBASE).
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoàn yêu cầu các đơn vị, địa phương, trong đó có Hà Tĩnh, theo dõi sát diễn biến, hướng di chuyển của bão số 6 để sẵn sàng phương án ứng phó.
Từ nguồn nguyên liệu “lộc trời” ban tặng, các cơ sở chế biến rươi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã đầu tư công nghệ, chế biến thành các sản phẩm hướng đến đạt chuẩn OCOP.
Với sự quyết tâm của chính quyền và Nhân dân, xã Quang Diệm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang nỗ lực thực hiện các tiêu chí, phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2024.
Nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tăng giai đoạn cuối năm đã đẩy dư nợ lĩnh vực này của các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh tăng trưởng mạnh.
Sản phẩm mật ong OCOP 3 sao của anh Nguyễn Văn Triều ở xã Hương Minh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) không chỉ giúp gia đình ổn định đầu ra mà còn giúp địa phương đa dạng sản phẩm OCOP.
Hơn 60 năm hoạt động, cống Tây Yên (phường Kỳ Thịnh, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo được tính năng của công trình thuỷ lợi.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ cải tạo chất lượng giống và phát triển tổng đàn dê, đem lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi tại địa phương.
Hà Tĩnh có 181/181 xã đạt chuẩn NTM, 10/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và phấn đấu đến cuối năm 2024 hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
73 ha đất muối của xã Kỳ Hà, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị bỏ hoang, sản xuất không hiệu quả nên diêm dân mong muốn các cấp, ngành có phương án để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Dù năng suất cam năm nay đạt thấp hơn mọi năm nhưng bù lại được giá nên các nhà vườn ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn phấn khởi, bà con đang nhanh tay thu hoạch những quả chín sớm.
Sau khi phát hiện một ổ dịch ở xã Phù Lưu, ngành chuyên môn và các địa phương ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) gấp rút triển khai các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ đàn lợn trên 10.000 con.
Sau hơn 3 năm trồng thử nghiệm, mô hình tre tứ quý lấy măng của chị Bùi Thị Khuyên (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã phát huy hiệu quả kinh tế, mở ra hướng chuyển đổi cây trồng mới.
Mô hình nuôi cua đồng sinh sản tại xã Thạch Bình (TP Hà Tĩnh) cho thấy nhiều triển vọng phát triển, góp phần tạo ra nguồn con giống chủ động, chất lượng phục vụ thị trường.
Các cấp, ngành và bà con nông dân Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang quyết tâm phủ kín gần 500 ha rau màu vụ đông theo hướng đảm bảo an toàn, linh hoạt với thời vụ, hiệu quả cao.