Vốn tín dụng chính sách tiếp sức cho hành trình phát triển kinh tế ở Đức Thọ

(Baohatinh.vn) - Trong những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) luôn nỗ lực đưa nguồn vốn ưu đãi phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của người dân, nhất là người dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

Vốn tín dụng phát huy hiệu quả cao

Đối với không ít người dân ở huyện Đức Thọ, lâu nay, tín dụng chính sách đã trở thành nguồn lực quan trọng, bền bỉ tiếp sức cho hành trình phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập. Gia đình ông Trần Đại Nghĩa (thôn Tân Quang, xã Đức Lạng) đã gắn bó với Ngân hàng CSXH hơn 15 năm nay. Có vốn chính sách, ông cũng như hàng trăm gia đình ở vùng bán sơn địa mạnh dạn đầu tư khai phá tiềm năng.

Vốn tín dụng chính sách tiếp sức cho hành trình phát triển kinh tế ở Đức Thọ

Mô hình nuôi bò sinh sản của gia đình ông Trần Đại Nghĩa (xã Đức Lạng).

Ông Nghĩa chia sẻ: “Món vay đầu tiên của chúng tôi tại ngân hàng CSXH chỉ 2 triệu đồng, đến nay, đã lên tới 50 - 100 triệu đồng mỗi chương trình tín dụng. Từ những ngày thiếu thốn, nguồn vốn từ các chương trình hộ cận nghèo, giải quyết việc làm… đã giúp gia đình gầy dựng cơ ngơi. Đến nay, nhà tôi sở hữu 3 ha keo tràm, cây ăn quả và phát triển đàn bò sinh sản, cho nguồn lợi trên 120 triệu đồng mỗi năm. Điều phấn khởi là từ chỗ khó khăn, chúng tôi đã có của ăn của để, nuôi 5 người con trưởng thành”.

Gia đình bà Trần Thị Vựng (thôn Trẫm Bàng, xã Tân Dân) cũng đi qua những tháng ngày gian khó nhờ nguồn vốn chính sách.

Vốn tín dụng chính sách tiếp sức cho hành trình phát triển kinh tế ở Đức Thọ

Gia đình bà Trần Thị Vựng (xã Tân Dân) đầu tư phát triển kinh tế từ vốn chính sách.

Bà Vựng phấn khởi: “Trước đây gia đình khó khăn lắm. Vợ chồng thay nhau làm thuê khắp nơi nhưng vẫn thiếu thốn đủ bề. Trong lúc đang thiếu vốn để phát triển kinh tế, gia đình đã được Hội Cựu chiến binh xã bảo lãnh để vay vốn tín chấp (không phải thế chấp tài sản) tại Ngân hàng CSXH huyện. Có vốn, gia đình mạnh dạn mua bò sinh sản, đầu tư hạ tầng chăn nuôi lợn, gà, quy hoạch vườn bưởi Diễn. Từ hộ nghèo, đến nay chúng tôi đã có nguồn thu trên 200 triệu đồng mỗi năm”.

Cùng với Đức Lạng, Tân Dân, hàng nghìn hộ dân thuộc 14 xã, thị trấn còn lại của huyện Đức Thọ đã được “trao cần câu” để phát triển kinh tế với các mô hình vườn đồi tổng hợp, trồng cam chanh, keo tràm, chăn nuôi trâu bò, lợn, gà...

Đến thời điểm này, tổng dư nợ của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Đức Thọ đạt gần 430 tỷ đồng. Nguồn vốn này đóng góp quan trọng vào chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân.

7 năm liên tục không phát sinh nợ xấu

Là địa bàn rộng, nguồn vốn vay lớn, song suốt 7 năm liên tục (2017 - 2022), Đức Thọ là địa phương không phát sinh nợ xấu đối với tín dụng chính sách. Ông Đồng Việt Dũng - Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ cho biết: “Chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong công tác tuyên truyền và triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách. Cùng đó, đội ngũ cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH luôn chủ động, sâu sát cơ sở, kịp thời nắm bắt các nguy cơ nợ xấu để có giải pháp phối hợp, đôn đốc. Đặc biệt, luôn theo dõi sát sao, động viên những hộ vay vốn gặp khó khăn, tạo điều kiện gia hạn nợ cho những khách hàng gặp rủi ro đột xuất”.

Vốn tín dụng chính sách tiếp sức cho hành trình phát triển kinh tế ở Đức Thọ

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ thường xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn tại cơ sở.

Được ví là “cánh tay nối dài”, góp phần chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến các đối tượng được thụ hưởng kịp thời, thuận lợi, công khai, dân chủ..., tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đức Thọ, 225 tổ tiết kiệm và vay vốn đã phát huy tối đa vai trò trong việc phát triển tín dụng gắn với kiểm soát chất lượng tín dụng.

Xã Thanh Bình Thịnh có 28 tổ tiết kiệm và vay vốn ủy thác qua 4 tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Có dư nợ lớn nhất huyện (trên 65 tỷ đồng), song việc tất toán các khoản vay của người dân luôn đảm bảo theo quy định. Ông Nguyễn Khắc Chiến - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Bình Thịnh cho hay: “Công tác bình xét đối tượng cho vay được các tổ tiết kiệm và vay vốn triển khai công khai, minh bạch, kiên quyết “nói không” với những hộ không đủ điều kiện. Sau khi giải ngân vốn 30 ngày, các tổ sẽ tổ chức kiểm tra mục đích sử dụng. Cùng đó, việc kiểm tra định kỳ được thực hiện đúng quy định nên nhiều năm qua xã không xảy ra hiện tượng sử dụng vốn vay sai mục đích. 100% hộ dân có dư nợ đều có ý thức cao để phát huy hiệu quả kinh tế, trả nợ đúng kỳ hạn”.

Vốn tín dụng chính sách tiếp sức cho hành trình phát triển kinh tế ở Đức Thọ

Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ tiếp tục tạo điều kiện giải ngân vốn gắn với kiểm soát chất lượng tín dụng.

Với mục tiêu đồng hành thực hiện các chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, khắc phục tình trạng thiếu vốn sản xuất cho Nhân dân, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Đức Thọ sẽ tiếp tục gắn mạnh tín dụng chính sách vào các chương trình kinh tế - xã hội, các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế đặc thù.

“Không để ai bị bỏ lại phía sau”, bảo đảm các đối tượng yếu thế, hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách đều được tiếp cận vay vốn tín dụng chính sách, từ đó, góp phần quan trọng đưa huyện Đức Thọ hoàn thiện các tiêu chí, phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao theo lộ trình" - ông Đồng Việt Dũng - PGĐ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đức Thọ nhấn mạnh.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực trong thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu; biến khó khăn thành động lực để vững vàng “rẽ sóng vươn khơi”, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.
Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Gác lại niềm vui ngày Tết, thời điểm này, bà con ngư dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) háo hức chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để rẽ sóng vươn khơi, đánh bắt hải sản trong niềm phấn khởi.
Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Để đảm bảo nhịp điệu sản xuất tại nhà máy và những công trình trọng điểm, hàng nghìn lao động ở KKT Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn miệt mài làm việc "xuyên" Tết.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
“Gác” Tết bảo vệ rừng

“Gác” Tết bảo vệ rừng

Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 cận kề nhưng cán bộ bảo vệ rừng (BVR) ở Hà Tĩnh vẫn đang phải ngày đêm bám rừng, bám trạm, sát địa bàn để bảo vệ màu xanh của các cánh rừng.
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.