Hiện nay có tới 42 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân hoặc béo phì.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang kêu gọi hành động để chấm dứt tình trạng bệnh béo phì ở trẻ em bằng cách giảm tiếp thị của các loại thực phẩm không lành mạnh và đồ uống không có ga. Theo đó, WHO cảnh báo trẻ em trên toàn thế giới đang được tiếp thị các sản phẩm giàu chất béo và bột đường nhưng lại nghèo dinh dưỡng. Đây không chỉ là nguyên nhân khiến các em mắc bệnh béo phì mà còn là nguyên nhân gây các bệnh không truyền nhiễm không chỉ ở trẻ em mà kéo dài suốt trong đời sống sau này của các em.
Theo báo cáo của WHO đưa ra mới đây, các bệnh không truyền nhiễm chiếm tới 60% ca tử vong trên toàn cầu với số lượng 35 triệu người/mỗi năm và chủ yếu xảy ra ở các nước có thu nhập thấp hoặc thu nhập trung bình. Các quan chức của WHO cho rằng, chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng là một trong các yếu tố dẫn đến các bệnh như ung thư, tiểu đường, tim mạch và bệnh viêm phổi mãn tính. Mỗi năm, các căn bệnh này khiến 9 triệu người chết sớm.
Ông Tim Amstrong, điều phối viên chương trình giám sát và phòng chống béo phì của WHO khẳng định, bệnh béo phì đang có nguy cơ phát triển mạnh tại các quốc gia đang phát triển. Ông Tim cho biết: “Hiện nay, có tới 42 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân hoặc béo phì. Nhưng vấn đề bức xúc ở đây là 35 triệu trẻ em trong số đó đang sống tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình và đó là một vấn đề lớn”.
Để đối phó với tình trạng này, ngay tại Hội nghị của Hội đồng WHO hồi tháng 5/2010, các thành viên của Tổ chức này đã thông qua khuyến nghị về việc tiếp thị các loại thực phẩm giàu chất béo và đồ uống có ga cho trẻ em. Khuyến nghị kêu gọi cần phải có hành động ở cấp quốc gia và quốc tế nhằm hạn chế trẻ em tiếp xúc với thực phẩm giàu chất béo no, các axit béo chuyển hóa, các loại đường hoặc muối. WHO kêu gọi các quốc gia xây dựng thành luật để cải thiện chất lượng cuộc sống thực sự cho trẻ em./.
Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh sẽ hợp tác, hỗ trợ Bệnh viện tỉnh Bolikhămxay (Lào) trong phẫu thuật nội soi, cấp cứu, gây mê hồi sức, chạy thận nhân tạo.
Chương trình có tổng trị giá hơn 200 triệu đồng nhằm hỗ trợ việc tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho các hộ nghèo, khó khăn, người già ở Hương Khê (Hà Tĩnh).
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Việt Nam đã xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp. Năm 2023 mức sinh ước tính là 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất trong lịch sử và dự báo tiếp tục giảm.
Việc hoàn thành kế hoạch cung cấp miễn phí dịch vụ tránh thai dài hạn cho người dân đã góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu về dân số, kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn Hà Tĩnh.
Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Vũ Tuấn Cường cho biết, trong đợt công bố mới nhất này, có gần 320 sản phẩm thuốc nước ngoài, vaccine, sinh phẩm y tế được Cục Quản lý Dược cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam trong thời gian từ 3-5 năm.
Các cơ sở y tế Hà Tĩnh đã đẩy mạnh chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng phục vụ người dân.
Hơn 300 cán bộ, đoàn viên Khối CCQ&DN Hà Tĩnh tham gia chương trình ngày hội hiến máu tình nguyện với tinh thần “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”.
Nguồn kinh phí còn lại sau khi giải thể Trung tâm MSI Hà Tĩnh đã được sử dụng đúng mục đích, góp phần tích cực trong việc hoàn thành các chỉ tiêu về dân số trong năm 2024.
Được sự hỗ trợ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Trung tâm Y tế Hương Sơn (Hà Tĩnh) thực hiện được một số kỹ thuật cao, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho Nhân dân.
Sau khi được phân bổ vắc-xin phòng uốn ván, bạch hầu, các địa phương đang tập trung quyết liệt để tiêm chủng. Hà Tĩnh phấn đấu có trên 90% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng.
Hội thi Nhân viên y tế giỏi - ứng xử hay của BVĐK TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức và văn hóa giao tiếp ứng xử với người bệnh cho các y bác sỹ.
Tại Hà Tĩnh, công tác phòng, chống HIV/AIDS được ngành y tế tập trung triển khai mạnh mẽ với nhiều giải pháp đồng bộ và mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân.
Các bác sỹ Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh cảnh báo nếu không sử dụng hợp lý nguồn đèn tia laser thì sẽ có nguy cơ lớn xảy ra các tổn thương nguy hiểm, khó phục hồi cho mắt.
Ngay khi phát hiện ca bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh đã khẩn trương giám sát các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân, mở rộng điều tra dịch tễ để ngăn chặn lây lan.
Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội thông qua chiều 27/11. Theo đó, người đóng BHYT khi mắc bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc kỹ thuật cao có thể đến bệnh viện không phải nơi đăng ký ban đầu vẫn được thanh toán 100%.
Việc tổ chức các chương trình tập huấn giúp đội ngũ cán bộ làm công tác dân số ở Hà Tĩnh nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, từ đó góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu dân số trên địa bàn.
Theo Bộ Y tế, điều kiện thanh toán bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một lần đến khám tại cùng một cơ sở khám, chữa bệnh (có thể trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa) thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh...
Đẩy mạnh điều trị dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con, dự phòng trước phơi nhiễm HIV là những giải pháp được Hà Tĩnh triển khai mạnh mẽ để cùng cả nước hướng tới chấm dứt AIDS vào năm 2030.
Cục trưởng Cục Quản lý Dược Vũ Tuấn Cường cho biết, trong đợt công bố danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành mới nhất này có gần 500 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước và nước ngoài, thuốc có chứng minh tương đương sinh học...