Xã “top cuối” của Nghi Xuân tạo sức bật trong xây dựng nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Từ địa phương thuộc “top cuối”, xã Đan Trường đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Xã “top cuối” của Nghi Xuân tạo sức bật trong xây dựng nông thôn mới

Trung tâm Văn hóa xã Đan Trường khang trang, sạch đẹp.

Trong giai đoạn đầu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, 2 xã Xuân Đan, Xuân Trường (nay là xã Đan Trường) được huyện Nghi Xuân đưa vào nhóm về sau. Ì ạch thực hiện các tiêu chí, cuối năm 2017, xã Xuân Đan cán đích NTM.

Đến cuối năm 2018, Xuân Trường là một trong 3 địa phương cuối cùng hoàn thành chương trình xây dựng NTM theo đúng khung kế hoạch. Đây cũng là thời điểm Nghi Xuân trở thành huyện NTM đầu tiên của Hà Tĩnh và là huyện thứ 60 của cả nước hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Xã “top cuối” của Nghi Xuân tạo sức bật trong xây dựng nông thôn mới

Đường thôn Lộc Hạnh - xã Đan Trường sạch, đẹp và rợp bóng cây xanh

“Xuất phát điểm thấp, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên thu nhập nhiều năm của địa phương thấp hơn mặt bằng chung của huyện. Trong khi đó, một số cán bộ chưa nhận thức được tầm quan trọng trong xây dựng NTM; một bộ phận người dân có tư tưởng trông chờ ỷ lại, coi việc xây dựng quê hương mình là trách nhiệm của các cấp chính quyền nên công tác tổ chức thực hiện các tiêu chí NTM gặp rất nhiều khó khăn”, ông Dương Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Đan Trường nhớ lại.

Xã “top cuối” của Nghi Xuân tạo sức bật trong xây dựng nông thôn mới

Ông Trần Văn Khánh ở thôn Bình Lộc đầu tư nuôi tôm, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập ổn định 5 triệu đồng/người/tháng.

“Nút thắt” vừa được gỡ, khó khăn mới lại xuất hiện khi cuối năm 2019, Xuân Đan, Xuân Trường sáp nhập thành xã Đan Trường. Tuy nhiên, sau khi sắp xếp, kiện toàn bộ máy, chỉ sau 18 tháng, Đan Trường đã có nhiều đổi thay rõ rệt, đường làng, ngõ xóm rộng thênh thang; hệ thống hạ tầng được đầu tư đồng bộ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đều đạt trên 12%, tổng giá trị thu nhập hằng năm từ 220 - 225 tỷ đồng.

Bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xã Đan Trường tập trung mọi nguồn lực đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường mẫu; xây dựng các khu dân cư mẫu, đường mẫu theo tiêu chí NTM nâng cao.

“Cũng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên 14 hộ ở thôn Lương Ninh tham gia hiến 200 m2 đất, tự phá dỡ hàng trăm mét tường rào nên tuyến đường thôn dài 400m được mở rộng 6m, đạt chuẩn NTM nâng cao”, bà Nguyễn Thị Nga - Bí thư Chi bộ thôn Lương Ninh vui mừng nói.

Xã “top cuối” của Nghi Xuân tạo sức bật trong xây dựng nông thôn mới

Thu hoạch tôm tại các ao tôm của ông Trần Văn Khánh ở thôn Bình Lộc.

Đến nay, toàn xã Đan Trường có 11 tuyến đường mẫu liên xã với chiều dài trên 10 km đã được bê tông hóa, đạt tỷ lệ 100%, 48 tuyến đường trục thôn, trục xã dài 18,7 km được cứng hóa.

Trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, xã Đan Trường đã tiến hành nâng cấp 6 nhà văn hóa thôn; giải phóng mặt bằng và xây dựng 15 khu thể thao thôn; xây dựng mới và nâng cấp các trường học, trạm y tế; nhiều mô hình kinh tế được thành lập và bước đầu cho hiệu quả cao. Hiện nay, xã Đan Trường đã xây dựng 6 khu dân cư đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 15/15 thôn được công nhận và giữ vững danh hiệu “thôn văn hóa”; toàn xã có 90% vườn hộ được chỉnh trang và đã xây dựng được 37 vườn mẫu.

Xã “top cuối” của Nghi Xuân tạo sức bật trong xây dựng nông thôn mới

Mô hình trồng dưa hấu tại Tổ hợp tác thôn Song Giang tạo việc làm cho 5 lao động

Bà Nguyễn Thị Thùy Dung - Bí thư Đảng ủy xã Đan Trường cho hay: Đầu năm 2021, xã phát động phong trào 50 ngày đêm đẩy nhanh tiến độ nên đến thời điểm hiện tại đã hoàn thành 2/7 nhóm tiêu chí NTM nâng cao, các nhóm còn lại đều đạt trên 60%.

Giai đoạn đầu có những khó khăn, chật vật nhưng từ năm 2020 đến nay, xã Đan Trường đã triển khai nhiều giải pháp mang tính đột phá, đồng bộ, quyết liệt nên hiệu quả đạt được khá cao. Đan Trường được kỳ vọng sẽ trở thành xã NTM nâng cao vào cuối năm nay.

Phó Chánh Văn phòng NTM huyện Nghi Xuân Lê Thanh Bình

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.