Rộng lớn hơn một bản tuyên ngôn!

(Baohatinh.vn) - Nghiên cứu về lịch sử, triết gia - nhà sử học Will Durant đã đúc rút: “Triết lý của sử giúp chúng ta thấy hiện tại dưới ánh sáng của dĩ vãng”(*). Bởi vậy, trong thế đứng hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những bước đi đầu tiên của chính quyền non trẻ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà người “dẫn dắt” là Hồ Chí Minh.

Ngày 2/9/1945, trong bầu không khí phấn khởi không gì diễn tả nổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: Việt Nam độc lập và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Lời tuyên bố cho thấy quan điểm nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới ngọn cờ độc lập. Chính ngọn cờ ấy đã dẫn đường cho việc thành lập tổ chức tiền thân của Đảng và Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức lực lượng làm cách mạng trong cao trào 1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945. Lịch sử đã nhìn những biến động ấy như một quá trình mà đỉnh cao là Cách mạng tháng Tám 1945.

Rộng lớn hơn một bản tuyên ngôn!

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (Ảnh tư liệu)

Bởi lý do quan trọng đó nên tiếp cận văn bản Tuyên ngôn độc lập, trước hết phải ghi nhớ những biến động chính trị đầu thế kỷ XX để hiểu về khát vọng độc lập, giá trị của trí tuệ Hồ Chí Minh và định hướng xây dựng nhà nước Việt Nam mới. Từ đó, mỗi người tâm huyết hơn đối với sứ mệnh xây dựng đất nước hôm nay với ý thức rằng, hậu duệ sẽ đánh giá những bước đi của quá khứ.

Cũng với tinh thần “biết ơn”, nhắc tới Tuyên ngôn độc lập, mỗi người phải ghi nhớ sâu sắc dấu ấn cá nhân của người chấp bút khi Người đã sử dụng “bộ lọc vĩ đại” (chữ dùng của GS Mai Quốc Liên) đúc kết các tiến bộ của nhân loại, nổi bật là văn minh phương Tây với tinh thần căn bản là cá nhân bình đẳng, để phục vụ cho lợi ích dân tộc.

Khi viện dẫn bản tuyên ngôn năm 1776 của nước Mỹ và tuyên ngôn của Cách mạng Pháp năm 1791 trong Tuyên ngôn độc lập là Người bày tỏ hiểu biết sâu sắc chân lý về bình đẳng, tự do và muốn truyền nhận thức ấy tới đồng bào. Đằng sau lời khẳng định các quyền căn bản ấy cũng là cam kết về đảm bảo các quyền con người khi chính thể mới vận hành.

Cũng từ tinh thần các quyền căn bản mà nền dân chủ cộng hòa đã được chính thức hóa qua cuộc bầu cử toàn dân ngày 6/1/1946. Với việc “hưởng dụng quyền dân chủ” (Hồ Chí Minh), quốc dân đã bầu 333 đại biểu vào Quốc hội, trong đó, Việt Minh chiếm 120 ghế, 70 ghế thuộc các đảng phái khác và 143 ghế không đảng phái. Từ đó về sau, với tư cách là người đứng đầu đất nước, Hồ Chí Minh đã tiến hành nhiều biện pháp để thực hành dân chủ rộng rãi mà mấu chốt là xây dựng chính phủ đoàn kết dân tộc.

Rộng hơn một bản tuyên ngôn, thông qua lời lẽ tuyên bố và luận tội kẻ thù, Hồ Chí Minh đã khơi dậy trong đồng bào ý chí đấu tranh chống áp bức và xây dựng tinh thần ủng hộ chính quyền non trẻ. Cần nhớ rằng, thời điểm này, ý thức về quốc gia, chính thể vẫn còn mơ hồ trong rất nhiều giai tầng do bấy lâu trong đêm trường nô lệ và chưa thoát khỏi thân phận “con dân” thuộc ý thức hệ phong kiến; hơn nữa, nội tình đất nước còn phức tạp về mặt chính trị, đảng phái. Đánh thức ý thức bản thân, ý thức về lòng tự trọng với quốc gia độc lập là bước đi quan trọng trong phương pháp thuyết phục, vận động quần chúng.

Rộng lớn hơn một bản tuyên ngôn!

Bác Hồ và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bên ao sen trong dịp Người về thăm Hà Tĩnh ngày 15/6/1957 (Ảnh tư liệu)

Điều này góp phần lý giải tại sao khi đọc tuyên ngôn, Hồ Chí Minh dừng lại hỏi: “Đồng bào nghe tôi nói có rõ không?”. Cách thực hành giữa đọc văn bản và hỏi cho thấy tầm nhận thức sâu rộng về dân chủ của Hồ Chí Minh (xưng hô: Tôi và đồng bào; khoảng cách tâm thế giữa người đứng đầu và dân chúng). Đây cũng là cách “dân vận khéo” được vận dụng một cách linh hoạt, cởi mở.

Lại phải nhớ rằng, trước đó, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là những người vận động quần chúng khéo léo nhất. Họ thường tản mát trong đội quân cày cuốc, đốn củi, trong các bản làng và thôn xóm để lan rộng tinh thần ủng hộ…

Rộng lớn hơn một bản tuyên ngôn!

Nhà sàn và ao cá Bác Hồ ngày nay là điểm tham quan thu hút du khách trong và ngoài nước

Một điều quan trọng nữa của bản tuyên ngôn mà chúng ta phải luôn ghi nhớ, ấy là văn bản chính luận mẫu mực. Văn bản cho thấy Hồ Chí Minh là người vừa có tầm tư tưởng rộng lớn, vừa có khả năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy.

Hồ Chí Minh trước khi là một chính trị gia đã là một trí thức chân chính, một tâm hồn khoáng đạt và giàu lòng tự trọng. Học trò của Người, cũng trong “trường” văn hóa ấy, cùng với sự ảnh hưởng từ Người, đã ghi tên vào lịch sử với tư cách là những trí thức hoạt động chính trị: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, thậm chí cả Cù Huy Cận, Tố Hữu…

------------------------------------

* Will & Ariel Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch), Bài học của lịch sử, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006, tr.11.

  • Rộng lớn hơn một bản tuyên ngôn!
    Tuyên ngôn độc lập và ý thức xây dựng quốc gia

    Trong hệ thống tác phẩm văn học Việt Nam, hiếm có tác phẩm vừa mang giá trị lịch sử vừa mang giá trị thời đại. Nằm trong số không nhiều ấy, “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định được tầm trí tuệ uyên bác và khả năng ngôn ngữ bậc thầy. Bởi thế, dẫu cách xa thời điểm công bố đã 71 năm, song bản Tuyên ngôn vẫn còn rất nhiều giá trị, góp phần củng cố nhận thức mỗi người về tinh thần dân tộc.

  • Rộng lớn hơn một bản tuyên ngôn!
    Vang mãi bản hùng ca tháng Tám

    Thật hữu duyên khi trong những ngày mùa thu tháng Tám lịch sử này, từ Hà Tĩnh, tôi có dịp trở lại Thủ đô Hà Nội. Trong hương sắc mùa thu, trong dịu dàng đất trời, giữa Quảng trường Ba Đình rực nắng, xúc cảm về mùa thu cách mạng hào hùng của dân tộc lại trở về thật sâu đậm.

  • Rộng lớn hơn một bản tuyên ngôn!
    Từ Ngã Sáu Ban Mê…

    Chúng tôi trở lại thành phố cao nguyên khi dư âm kỷ niệm chiến thắng Buôn Ma Thuột (10/3/1975 - 10/3/2019) vẫn còn ngân đọng trên phố phường và tâm tư cư dân bản xứ. 44 năm đã trôi qua, gương mặt phố xá đã mang dáng vẻ hiện đại nhưng ký ức về những năm tháng chống Mỹ vẫn mãi còn trong tâm khảm bao người…

  • Rộng lớn hơn một bản tuyên ngôn!
    Bác Hồ viết Di chúc

    Mở đầu năm Kỷ Dậu - 1969, như thường lệ Bác vẫn có thơ Xuân chúc Tết gửi đồng chí, đồng bào: Năm qua thắng lợi vẻ vang/ Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to/ Vì độc lập, vì tự do/ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào/ Tiến lên, chiến sĩ đồng bào/ Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn.

Chủ đề 55 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Đọc thêm

Các Mác và những cống hiến mang tính thời đại

Các Mác và những cống hiến mang tính thời đại

Kỷ niệm 207 năm ngày sinh Các Mác là dịp để chúng ta đẩy mạnh nghiên cứu, học tập, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Những thành tựu của Hà Tĩnh sau 50 năm đất nước thống nhất

Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - mở đường phát triển

Hoàn thành đồng bộ, bài bản, chất lượng các bước, quy trình, thủ tục, Hà Tĩnh đã trình Bộ Nội vụ và được Bộ Nội vụ thông qua để trình Chính phủ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã năm 2025, thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân vì sự phát triển trên chặng đường mới.
Tổng Bí thư Trần Phú - khí phách hiên ngang của người cộng sản

Tổng Bí thư Trần Phú - khí phách hiên ngang của người cộng sản

Hơn 8 năm hoạt động cách mạng, gần một năm trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Trần Phú đã để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân ta một tấm gương sáng ngời về trí tuệ, đạo đức, khí phách hiên ngang của người cộng sản.
Hồ Chí Minh với khát vọng thống nhất non sông

Hồ Chí Minh với khát vọng thống nhất non sông

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), trong không khí rạo rực của đất trời rợp bóng cờ hoa, mỗi chúng ta càng trân trọng, biết ơn, tự hào về Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cùng các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho đất nước thống nhất, giang sơn gấm vóc như ngày hôm nay.
Cho chúng con giữa vui này được khóc!

Cho chúng con giữa vui này được khóc!

Đã 50 năm đi qua, trái tim tôi vẫn còn rạo rực khi nhớ lại ngày 30/4/1975 - ngày đất nước hát khúc khải hoàn chào mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Yêu nước theo cách của Gen Z

Yêu nước theo cách của Gen Z

Thế hệ Gen Z – những người trẻ trong thời đại số đang viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng chính ngôn ngữ của mình, không ồn ào nhưng thấm sâu, không phô trương nhưng đầy chân thành.
Vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin “thà ít mà tốt” trong tổ chức bộ máy

Vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin “thà ít mà tốt” trong tổ chức bộ máy

V.I.Lê-nin yêu cầu phải kiên quyết tinh giảm bộ máy, cắt bỏ những bộ phận thừa theo nguyên tắc “thà ít mà tốt”. "Chúng ta phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta… chỉ có giảm bớt đến mức tối đa tất cả những cái không tuyệt đối cần thiết, chúng ta mới có thể đứng vững được”.
Nỗ lực phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên

Nỗ lực phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên

Nhận định số lượng học sinh, sinh viên (HS-SV) được kết nạp Đảng chưa tương xứng với tiềm lực, Đảng bộ Trường Đại học Hà Tĩnh không ngừng thực hiện các giải pháp phát triển Đảng ở nhóm đối tượng này.
Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Trung ương 11

Xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện các nội dung Nghị quyết Trung ương 11

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cả nước đang cùng lúc triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, đội ngũ cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến cơ sở cần phát huy cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, tập trung hoàn thành cao nhất các kế hoạch, mục tiêu Hội nghị Trung ương 11 đã đề ra.
Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Ngày 14/4, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Kết luận số 150-KL/TW).