Xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết tại Cẩm Xuyên

(Baohatinh.vn) - Theo thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Tĩnh, tại xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên) đã xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 2 bệnh nhân dương tính với vi-rút dengue.

Hai bệnh nhân mắc SXH là em Trần Thị Ng. (10 tuổi) và chị Thái Thị H. (26 tuổi), đều ở xã Cẩm Lĩnh, hiện đang được theo dõi, điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, BVĐK tỉnh.

xuat hien o dich sot xuat huyet tai cam xuyen

Cán bộ Trung tâm YTDP tỉnh giám sát và hướng dẫn bà con ở vùng ổ dịch triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh SXH lây lan

Trưởng khoa Dịch tễ Trung tâm YTDP tỉnh Nguyễn Chí Trung cho biết, sau khi phát hiện 2 trường hợp dương tính với vi rút dengue, đơn vị đã phối hợp với Trung tâm YTDP huyện Cẩm Xuyên về tại địa phương điều tra dịch tễ và hướng dẫn, hỗ trợ địa phương xử lý vệ sinh môi trường. Được biết, trước đó 1 tháng, tại địa bàn có một trường hợp mắc SXH vãng lai.

Hiện Trung tâm YTDP tỉnh, huyện đang tập trung giám sát, hướng dẫn bà con nhân dân trong vùng ổ dịch làm vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước; đã tiến hành phun hóa chất diệt muỗi tại thôn 5 và 3 trường học trên địa bàn; có công văn chỉ đạo 27/27 xã, thị trấn trong toàn huyện tăng cường các hoạt động giám sát, phòng chống dịch bệnh SXH trên địa bàn.

Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh Nguyễn Chí Thanh cho biết: SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi-rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi-rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.

Ở Việt Nam, bệnh lưu hành phổ biến kể cả ở thành thị và nông thôn, thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7-10. SXH thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em. Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh.

Tại Hà Tĩnh, với môi trường sau lũ và điều kiện thời tiết hiện nay rất thuận lợi cho muỗi phát triển, nguy cơ bùng phát dịch SXH rất cao. Vì vậy, Trung tâm YTDP tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống, đặc biệt là tăng cường lực lượng giám sát tại cộng đồng, kịp thời phát hiện các ca bệnh đầu tiên, thực hiện bao vây, khống chế, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

Được biết, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh có 23 trường hợp mắc SXH. Tuy nhiên, tất cả đều là bệnh nhân vãng lai. Đây là ổ dịch SXH xuất hiện đầu tiên trong năm 2016 tại Hà Tĩnh.

Theo Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy; thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần; thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...; dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

Đồng thời, phòng chống muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay; ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày; dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi... ; dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi; cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác; tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm

Đọc thêm

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?
Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Từ đầu năm đến nay, trên thế giới ghi nhận số ca mắc Covid-19 gia tăng đáng kể. Tại Hà Tĩnh, số ca bệnh cũng có xu hướng tăng nhẹ và lây nhiễm trong cộng đồng.
Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

BVĐK Hà Tĩnh liên tục tiếp nhận các ca biến chứng nghiêm trọng do tiêm, chuyền tại cơ sở chữa bệnh “chui”. Thực trạng này cảnh báo tình trạng tùy tiện trong chữa bệnh, đẩy nhiều người vào cảnh tiền mất, tật mang.