Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 lựa chọn 12 con khỉ vàng Macaca mulatta được nuôi dưỡng trên Đảo Rều để tiêm thử nghiệm vaccine Covid-19.
Sáng 30/10, ông Đỗ Tuấn Đạt, Giám đốc Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), cho biết, đơn vị này đang bắt đầu thử nghiệm vaccine Covid-19 trên khỉ.
Ông Đạt cho biết, 12 con khỉ khỏe mạnh được lựa chọn từ đàn tự nhiên ngoài đảo, 3-5 tuổi, cân nặng trên 3 kg. Đây là giống khỉ vàng Macaca mulatta được nuôi dưỡng trên Đảo Rều (Quảng Ninh). Theo các nhà nghiên cứu, những con khỉ này phải là khỉ trưởng thành có sự phát triển giống như người và đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm như Covid -19, HIV, lao…
(Ảnh minh họa: VABIOTECH)
Ông Vũ Công Long, Trại trưởng Trại chăn nuôi động vật thí nghiệm, thuộc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế), cho biết việc thực hiện tiêm vaccine trên đàn khỉ được thực hiện hôm 27/10. Trước đó, việc kiểm tra sức khỏe cho số khỉ này được tiến hành cẩn thận. Chúng được nhốt trong lồng một thời gian để theo dõi, kiểm tra thân nhiệt, lấy máu, phết dịch họng.
“Sau khi tiêm vaccine Covid-19, hàng ngày chúng tôi cũng phải theo dõi, đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe. Dự kiến, sau khi tiêm xong sẽ phải theo dõi khoảng 3 tháng sẽ tiếp tục lấy mẫu máu gửi về Hà Nội để làm các xét nghiệm”- ông Long cho biết.
Đại diện VABIOTECH cho biết, theo kế hoạch, 12 con khỉ sẽ được tiêm vaccine thử nghiệm theo 2 đợt. Mỗi đợt chia làm 2 nhóm: Được tiêm và không.
Lãnh đạo VABIOTECH cũng cho biết, việc tiêm vaccine Covid-19 trên khỉ sẽ gần giống mô hình mà Công ty dự định khi triển khai cho người. Đó là 2 mũi tiêm, cách nhau 21-28 ngày. “Sau một tháng kể từ mũi cuối, chúng tôi sẽ xem xét đáp ứng miễn dịch trên khỉ được tiêm để biết được hiệu quả miễn dịch giữa nhóm được tiêm và không tiêm”- lãnh đạo VABIOTECH nói.
Theo GS.TS Nguyễn Thu Vân, Chủ nhiệm Ban Chủ nhiệm Chương trình sản phẩm quốc gia vaccine sử dụng cho người, nguyên Giám đốc VABIOTECH, thử nghiệm vaccine Covid-19 trên khỉ chỉ là bước trong quy trình nghiên cứu vaccine. Các đơn vị nghiên cứu có thể lựa chọn thử nghiệm trên các động vật khác nhau như chuột, khỉ, thỏ... GS Vân cũng cho rằng, đây là một bước tiến của VABIOTECH song vẫn ở giai đoạn thử nghiệm tiền lâm sàng trong phòng thí nghiệm.
“Thử nghiệm để đánh giá về tính an toàn, đáp ứng miễn dịch, còn lựa chọn động vật nào, bao nhiêu loại thì tùy từng đơn vị”- GS Vân nói.
Đánh giá về việc VABIOTECH đang thử nghiệm trên khỉ, bà Vân cho rằng mặc dù chúng ta chậm so với thế giới trong sản xuất vaccine Covid-19. Tuy nhiên, vaccine Covid-19 sau khi được cấp phép sẽ tiêm cho một lượng người rất lớn, nên việc thử nghiệm lâm sàng đòi hỏi rất thận trọng. Thế giới đã bước sang giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và cũng có những vấn đề xảy ra ở một số quốc gia.
“Việt Nam tiếp cận tương đối kịp thời và triển khai nghiên cứu với cách tiếp cận các công nghệ khác nhau. Nếu được sự ủng hộ của cơ quan quản lý, cấp phép, các kết quả trong phòng thí nghiệm tốt và đạt yêu cầu, đến giữa năm 2022, chúng ta mới có vaccine Covid-19”- GS Vân nhận định.
Theo bác sỹ Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp chữa khỏi bệnh lao hoàn toàn, đồng thời ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý dạ dày. Việt Nam nằm trong nhóm những nước có tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP cao.
Hội thảo là cơ hội để các bác sỹ ở Hà Tĩnh học tập, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với các chuyên gia đầu ngành, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh về tiêu hóa.
Ngày 21/3, Tập đoàn Vingroup công bố tài trợ 1.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ triển khai Đề án Cấp cứu ngoại viện cấp quốc gia, giai đoạn 2025 – 2030; ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) triển khai thí điểm với 4 địa phương là Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa và Kiên Giang.
Sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
Với sự vào cuộc của hệ thống y tế cơ sở và sự phối hợp của các cơ sở giáo dục, Hà Tĩnh đã hoàn thành chiến dịch tiêm vắc-xin phòng sởi cho trẻ em theo chỉ đạo của Chính phủ.
UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Sở Y tế hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi các đơn vị, địa phương trong tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi năm 2025, báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 5/4/2025.
Việc hợp tác với Tổ chức Côtes-d’Armor (Cộng hòa Pháp) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh làm chủ các kỹ thuật chuyên sâu trên các lĩnh vực để nâng cao năng lực điều trị.
Bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới có nguy cơ tiếp tục gia tăng, vẫn cần hết sức thận trọng với nguy cơ bùng phát, dự kiến, số ca sốt phát ban nghi sởi sẽ tiếp tục được ghi nhận.
Công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên hiện được Chi cục Dân số Hà Tĩnh đặc biệt chú trọng nhằm đảm bảo chất lượng dân số, nguồn nhân lực và tương lai giống nòi.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 23/CĐ-TTg yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi. Tại Công điện, Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay chiến dịch tiêm chủng vaccine.
Ngành Y tế Hà Tĩnh kiến nghị Bộ Y tế sớm quy định rõ thẩm quyền về nâng quy mô giường bệnh cho các cơ sở y tế để đảm bảo nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.
Các y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã được các chuyên gia xạ trị của Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hỗ trợ các kỹ thuật chuyên sâu trong xạ trị đầu và cổ.
Hơn 2.000 bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm, như: tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản... được Trạm Y tế xã Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) quản lý rất hiệu quả.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa cử 2 bác sỹ về trực tiếp thăm khám, điều trị cho người bệnh, hỗ trợ chuyên môn các y, bác sỹ ở trung tâm y tế TP Hà Tĩnh và Hương Khê trong thời gian 2 tháng.
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hoá dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú. Việc kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh; việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn mỗi y bác sỹ ngành y tế không ngừng nâng cao chuyên môn, luyện rèn y đức để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.
“Khắc ghi lời Bác dạy “Lương y phải như từ mẫu”, phát huy truyền thống vẻ vang của ngành y tế nước nhà, ngành Y tế Hà Tĩnh tiếp tục đoàn kết, nỗ lực vượt khó, xây dựng chiến lược, giải pháp đột phá, khơi dậy mạnh mẽ năng lực, y đức, khát vọng cống hiến của đội ngũ y, bác sỹ nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, xứng đáng với niềm tin yêu của Nhân dân” - Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với Báo Hà Tĩnh nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025).
Những năm qua, cùng với các thầy thuốc người Hà Tĩnh, nhiều thầy thuốc khắp mọi miền đất nước đã dành tâm huyết để kết nối, triển khai nhiều chương trình y tế ý nghĩa, hướng về Hà Tĩnh.
Lãnh đạo các huyện Can Lộc, Thạch Hà (Hà Tĩnh) mong muốn đội ngũ cán bộ y tế luôn đoàn kết, thực hiện tốt các quy chế chuyên môn, quy tắc ứng xử của ngành để xứng đáng với niềm tin yêu Nhân dân.
Luôn chú trọng nâng cao năng lực, trau dồi, phát triển chuyên môn, đội ngũ y bác sỹ tại Khu Xạ trị kỹ thuật cao BVĐK Hà Tĩnh đã trở thành điểm tựa để người bệnh gửi gắm niềm tin, hy vọng.
Bằng sự tâm huyết với nghề, bác sỹ Bùi Đức Hiển - Trung tâm Y tế TP Hà Tĩnh đã tiên phong làm chủ các kỹ thuật mới trong chẩn đoán hình ảnh, góp phần nâng cao chất lượng điều trị.