Yêu nước là quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19

(Baohatinh.vn) - Chưa bao giờ “cuộc chiến” phòng, chống dịch Covid-19 trong cả nước và tại Hà Tĩnh lại nóng bỏng như những ngày này. Và cũng chưa bao giờ, mối dây ràng rịt giữa cá nhân với cộng đồng lại quan trọng như lúc này.

Yêu nước, nghĩa là sống có trách nhiệm với cộng đồng, là làm hết sức mình để phòng, chống dịch Covid-19. Đó là nhận thức rất rõ ràng thúc đẩy hành động của mỗi người.

Những ngày này, chị Trần Thị Mỹ An - điều dưỡng viên Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh rất bận rộn. Vừa cùng đồng nghiệp lấy mẫu xét nghiệm đầu tháng 5, khi có 2 ca nhiễm Covid-19 tái dương tính về trên địa bàn, nay chị và đồng nghiệp lại bước vào cuộc chiến mới.

Yêu nước là quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19

Chị Trần Thị Mỹ An lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho người có yếu tố dịch tễ.

Từ đầu năm đến nay, Khoa Truyền nhiễm đã lấy gần 1.500 mẫu xét nghiệm cho cán bộ, viên chức bệnh viện và bệnh nhân. Ngoài ra, khoa còn tham gia lấy hàng trăm mẫu bệnh phẩm tại các xã Việt Tiến, Thạch Long, Tượng Sơn (Thạch Hà)… Nhà chị An ở tận xã Phù Lưu (Lộc Hà); chồng làm công nhân ở Nghệ An, cách 200 km, tháng mới về nhà một lần. Chị phải gửi con gái 9 tuổi cho ông bà ngoại. Bình thường 6h sáng chị đi làm, 6h tối mới về nhà, nhưng khi có dịch thì 10-12h đêm mới về. Đợt chống dịch sau tết, chị phải ở lại bệnh viện đến 1,5 tháng.

Nỗi lo, trách nhiệm, tinh thần chạy đua cùng thời gian để giúp đồng nghiệp kịp thời phát hiện, khống chế dịch, điều trị khỏi cho bệnh nhân đã khiến chị và đồng nghiệp quên hết mệt nhọc.

Chị An trải lòng: “Em sẽ làm hết tinh thần trách nhiệm của mình để góp phần đẩy lùi dịch Covid-19. Em rất tin tưởng vào chủ trương của Đảng và Chính phủ. Hy vọng rằng, dịch sẽ nhanh chóng được dập tắt để mọi người dân được sống trong bình yên! Em xác định ở lại đây đến khi hết dịch mới về...”.

Yêu nước là quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19

Chị Mỹ An tươi trẻ giữa đời thường.

Đại úy Nguyễn Viết Quân - Đồn Biên phòng Sơn Hồng (Hương Sơn) phụ trách chốt kiểm dịch Covid-19 Khe Sinh quê ở xã Sơn Trà. Chỉ hơn 30 km nhưng từ năm ngoái lại nay vì nhiệm vụ, anh chưa thể về thăm nhà.

Thiếu tá Nguyễn Anh Đức - Đồn trưởng cho biết: Tết 2020, Quân xung phong ở lại trực cho đồng đội về. Tết 2021, anh cũng xung phong trực với lý do: nhà gần, sau tết về cũng được. Ngờ đâu dịch bùng phát mạnh, từ sau tết đến nay, Quân không thể về nhà, mặc dầu vợ mới sinh con nhỏ. 2 tháng nay, đơn vị được lệnh trực 100% quân số, 24/24h. Đồn có 1 chốt cố định, 2 chốt di động, cán bộ, chiến sĩ thường xuyên phải tuần tra kiểm soát để bảo vệ vùng biên, ngăn chặn người nhập cảnh trái phép.

Yêu nước là quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19

Xung phong ở lại trực tết, không ngờ mãi đến nay, do dịch bệnh bùng phát trở lại nên đại úy Nguyễn Viết Quân vẫn chưa được về thăm gia đình.

Trần Thị Mỹ An, Nguyễn Viết Quân chỉ là 2 trong số những chiến sỹ trên tuyến đầu chống dịch. Người mặc blouse trắng, người mang quân hàm xanh, nhưng họ đều có chung tấm lòng yêu nước, làm hết sức mình để góp phần bảo vệ bình yên cho Nhân dân.

Hà Tĩnh xuất hiện các ca nhiễm Covid-19, cả hệ thống chính trị kích hoạt công tác phòng, chống dịch. Ngày 5/6, trời chưa sáng, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh đã họp khẩn cấp để triển khai phương án bao vây, ngăn chặn dịch. Các chiến sĩ công an, bộ đội, dân quân, thanh niên tình nguyện… túc trực ngày đêm bên các chốt phong tỏa. Các huyện, thị, thành vào cuộc truy vết F1, F2 và triển khai các khu cách ly tập trung, theo dõi, quản lý cách ly tại nhà.

Các cơ quan, đơn vị, các ngành, các cấp, đặc biệt là xã, phường nguy cơ cao trong toàn tỉnh chuyển sang trạng thái mới. Một không khí khẩn trương, quyết liệt, nhanh chóng để chặn nguồn lây của dịch. Mọi người chủ động khai báo y tế, lấy mẫu, tuân thủ nghiêm quy định của ngành y tế. Hầu hết người dân Hà Tĩnh ai cũng ý thức được những hành vi của mình có thể làm ảnh hưởng đến công sức của cả cộng đồng trong phòng, chống dịch.

Yêu nước là quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19

Nhân viên y tế tỉnh Nghệ An tăng viện, hỗ trợ Hà Tĩnh lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng tại phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh). Ảnh: Anh Hoài

“Chống dịch như chống giặc”. Thay cho nỗi lo sợ là ý thức chủ động, bình tĩnh và quyết tâm chống dịch. Yêu nước là ở nhà nếu không có việc cần thiết. Yêu nước là tự giác khai báo y tế, là không chủ quan, lơ là. Yêu nước là thực hiện nghiêm “5K”... Người người nhắc nhau phòng, chống dịch. Hàng trăm người đổi khung ảnh đại diện trên Facebook với khẩu hiệu: “Hà Tĩnh cố lên chiến thắng Covid-19!”,“Đồng lòng, quyết tâm giữ vững thành quả chống dịch Covid-19!”…

Các khẩu hiệu “5K”, các trang sơ đồ tuyên truyền nhận biết cách thức phòng dịch của F1, F2, F3 với màu sắc bắt mắt, dễ hiểu được chia sẻ trên các nhóm Zalo, Facebook cùng với thông tin về dịch tễ của từng bệnh nhân, các chủ trương của tỉnh và thành phố.

Yêu nước là quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19

Lực lượng CSGT Hà Tĩnh giúp đỡ người dân chuyển đồ vào cho người thân tại chốt chặn cầu Cày - TP Hà Tĩnh. Ảnh Nguyễn Oanh

Yêu nước thời điểm này là chống dịch bằng những hành động cụ thể. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ tỉnh, từ ngày 1/6 đến nay, Hà Tĩnh đã tiếp nhận ủng hộ và đăng ký ủng hộ từ các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong, ngoài tỉnh hơn 25 tỷ đồng.

Nhiều doanh nghiệp trong “bão dịch” muôn vàn khó khăn vẫn góp sức chống dịch, tiêu biểu là Tập đoàn Crystal Bay Nha Trang, Mitraco Hà Tĩnh, Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt, Công ty An Việt Phát, Công ty CP D&N Group, các ngân hàng Hà Tĩnh… Cảm động nhất là những hình ảnh như: cụ ông Nguyễn Chưởng (97 tuổi, ở thôn Phú Long, xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh) ủng hộ 10 triệu đồng tiền tiết kiệm mà cụ dành dụm được cho chính quyền mua vắc-xin; 3 học sinh Trường Tiểu học Đức Thanh (xã Thanh Bình Thịnh - Đức Thọ) đã “mổ lợn” tiết kiệm ủng hộ quỹ phòng, chống dịch.

Yêu nước là quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19

Em Đinh Sỹ Phước (học sinh Trường Tiểu học Đức Thanh - Đức Thọ) tặng tiền tiết kiệm cho Quỹ phòng, chống Covid-19.

Trong những ngày Hà Tĩnh lập các chốt phong tỏa, rất nhiều người dân thành phố đã đến tặng nhu yếu phẩm cho các chốt. Trước đó, năm 2020, trong phong trào “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19”, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tiếp nhận hơn 66,6 tỷ đồng.

Khi tôi khép lại bài viết này thì ngoài kia, giữa tâm dịch, biết bao tấm lòng thơm thảo của những người yêu nước, nặng sâu nghĩa đồng bào vẫn còn gửi đến các điểm phong tỏa, các khu cách ly. Đằng sau những tấm kính chắn giọt bắn và những bộ đồ bảo hộ, bao nhiêu giọt mồ hôi vẫn tiếp tục nhỏ xuống. Trên miền núi rừng xa thẳm, màu áo xanh biên phòng vẫn thầm lặng tỏa bóng xuống những con đường tuần tra…

Yêu nước là quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19

Trên miền núi rừng xa thẳm, màu áo xanh biên phòng vẫn thầm lặng tỏa bóng xuống những con đường tuần tra…

Nơi điểm chốt phong tỏa và cách ly, những chiến sĩ công an vẫn nhẫn nại đứng gác, chiến sĩ quân đội khẩn trương vận chuyển, di dời, thiết lập khu cách ly, khu điều trị… “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng/ Gian khổ biết dành phần ai”. Không ai trong số họ nói rằng, vì tôi là người yêu nước, vì tôi yêu quê hương nhưng những việc làm cao cả của họ đã chứng minh tình yêu nước và trách nhiệm với Nhân dân. Tôi trân trọng! Tôi biết ơn họ!

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.