Nghi Xuân hiện thực hóa các tiêu chí huyện nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Các đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đang trên hành trình hiện thực hóa các tiêu chí để trở thành huyện nông thôn mới (NTM) bằng những mục tiêu, quyết tâm cao nhất. Một trong những mục tiêu cụ thể là huyện tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, xây dựng NTM có chiều sâu và thực chất...

Cán bộ, đảng viên đi trước...

Dù vẫn còn những khó khăn nhất định, song Cổ Đạm phấn đấu đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2016. Là xã thuần nông, xuất phát điểm thấp, khi bắt tay thực hiện chương trình xây dựng NTM, Cổ Đạm chỉ mới đạt 4/19 tiêu chí. “Ngay từ đầu nhiệm kỳ này, BCH Đảng bộ xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM thông qua việc lấy ý kiến của các tổ chức, đoàn thể... Trong đó, xác định việc xây dựng NTM phải bắt đầu từ mỗi cán bộ, đảng viên bằng việc phát huy vai trò gương mẫu, tiên phong trong quá trình thực hiện nhiệm vụ...” - Bí thư Đảng ủy xã Trần Sỹ Quang cho hay.

nghi xuan hien thuc hoa cac tieu chi huyen nong thon moi

Nhân dân thôn 6, (xã Xuân Hồng - Nghi Xuân) làm đường giao thông nông thôn.

Về thôn 4, xã Cổ Đạm, Bí thư Chi bộ Phan Đình Hiệp cho biết, để dân tin, cán bộ, đảng viên trong thôn đã đi trước, lời nói phải gắn với việc làm. Tất cả mọi khâu từ đóng góp, làm cái gì cho đến thanh quyết toán..., tất cả người dân đều được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra. “Chẳng hạn, khi xây dựng nhà văn hóa, từ sự đồng thuận cao của người dân, họ bầu ra ban giám sát, ban kiến thiết, ban xây dựng..., từ đó, dân thấy đóng góp đồng nào cũng mãn nguyện” - anh Hiệp nêu ví dụ.

Câu nói: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau, người dân là chủ thể trong xây dựng NTM” hoàn toàn đúng ở xã Cổ Đạm. Vai trò tiên phong, nói đi đôi với làm của cán bộ, đảng viên đã khơi dậy ý thức, nguồn lực to lớn của người dân. 5 năm qua, người dân Cổ Đạm đã bê tông hóa trên 10 km đường giao thông liên xã; cứng hóa 4,2 km đường trục thôn; giải tỏa trên 22 km đường làng, ngõ xóm; xây dựng mới trên 11 km đường giao thông nội đồng, xe cơ giới đi lại thuận tiện. Hệ thống điện lưới, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... cũng được đầu tư xây dựng.

Không chỉ dành nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, Cổ Đạm xác định đẩy mạnh phát triển sản xuất chính là yếu tố cốt lõi để hoàn thành các tiêu chí. Tính đến nay, toàn xã đã có 56 mô hình, thu nhập bình quân đạt trên 100 triệu đồng/hộ/năm. Địa phương hiện có 4 doanh nghiệp, 5 HTX, 8 tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm thường xuyên, ổn định cho hơn 300 lao động với mức thu nhập từ 3,5-4 triệu đồng/ người/tháng…

Hướng đến những giá trị cốt lõi

Ngoài các xã như: Xuân Hồng, Xuân Lĩnh, Tiên Điền, Cổ Đạm đang đẩy nhanh tiến độ đạt chuẩn trong năm 2016, các địa phương đã đạt chuẩn NTM đang tập trung triển khai các giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí, trong đó, tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xây dựng vườn mẫu, khu dân cư NTM kiểu mẫu.

Bà Cao Thị Lam (thôn Hương Mỹ, xã Xuân Mỹ) tâm sự: “Để xây dựng Xuân Mỹ trở thành xã NTM kiểu mẫu, người dân chúng tôi chưa dừng lại với những gì đã đạt được. Bà con sẽ tiếp tục phấn đấu, xây dựng vườn mẫu, tu sửa, chỉnh trang hội trường, khu vực công cộng, phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả cao...”.

Quyết tâm xây dựng mô hình sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân Nghi Xuân đang được cụ thể hóa. Mô hình trồng nấm được triển khai bài bản tại nhiều địa phương và bước đầu cho thu nhập tốt là một minh chứng. Ông Đoàn Văn Lự ở thôn 8, xã Xuân Hồng (một trong những xã đầu tiên trồng nấm rơm theo đề án thử nghiệm do Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện chủ trì) cho biết, chi khoảng 5 triệu đồng với thời gian khoảng 1 tháng sẽ cho thu hoạch trên 160 kg nấm. Giá thị trường hiện nay 60.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi trên 4,5 triệu đồng.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Xuân Mỹ Nguyễn Văn Bình: “Sau đạt chuẩn NTM, nhiệm vụ chúng tôi quan tâm hàng đầu là xây dựng và phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Nếu tại thời điểm này, nhìn có thể đẹp về hình thức và đủ cơ sở hạ tầng phục vụ cho dân sinh nhưng điều cốt lõi của NTM là làm thế nào cho đời sống của người nông dân được nâng cao...”.

Nghi Xuân đã đánh giá đúng hiện trạng NTM trên địa bàn và có giải pháp căn cơ để thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện đạt chuẩn NTM. Theo Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hải Nam, trong đề án xây dựng huyện đạt chuẩn NTM, huyện có lộ trình cho từng giai đoạn cụ thể và xây dựng các đề án con để thực hiện. Định hướng của huyện là xây dựng NTM phải dựa trên các giá trị truyền thống, làm giàu nhưng không được làm mất đi các giá trị văn hóa...

Được biết, hiện tổng số tiêu chí toàn huyện đạt chuẩn: 201/314 tiêu chí, đạt 64%, bình quân mỗi xã đạt 12 tiêu chí. Để xây dựng huyện đạt chuẩn NTM, tổng nguồn vốn huyện cần phải huy động giai đoạn 2016-2020 dự kiến khoảng 776,3 tỷ đồng. Để hoàn thành nhiệm vụ này, ngoài việc cả hệ thống chính trị dồn sức cho xây dựng NTM; cử cán bộ có kinh nghiệm bám địa bàn, hỗ trợ người dân kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huyện cần thực hiện tốt hơn nữa quy chế dân chủ cơ sở...

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".
Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.